Nhận định kể trên được thành viên hph2015 của Diễn đàn an ninh mạng Việt Nam WhiteHat.vn đưa ra trong bài phân tích về mã độc trong các bản giả mạo game thực tế ảo Pokemon Go vừa được thành viên này đăng tải trên diễn đàn vào chiều qua,ểmhọakhônlườngtừcácgamePokemonGogiảmạty số bóng đá ngày 24/8/2016. Bài phân tích của thành viên hph2015 đã được Ban quản trị Diễn đàn an ninh mạng Việt Nam WhiteHat.vn đánh giá khá tốt.
Trước đó, hồi đầu tháng 7/2016 - thời điểm game thực tế ảo Pokemon Go chưa được nhà phát hành Niantic Labs cung cấp chính thức tại Việt Nam tuy nhiên người chơi trong nước vẫn có thể tải về từ nhiều nguồn không chính thống trên Internet, Bkav đã có cảnh báo người dùngvề sự xuất hiện của các game Pokemon Go giả mạo khiến smartphone của người dùng có thể bị tấn công. Phân tích một số ứng dụng Pokémon Go giả mạo, Bkav cho biết loại mã độc này có khả năng kiểm soát hoàn toàn thiết bị Android của người dùng.
Thời điểm hiện tại, khi game Pokemon Go đã được nhà phát hành cung cấp chính thức tại Việt Nam, người chơi trong nước đã có thể tải miễn phí game Pokemon Go trên các kho ứng dụng App Store và Google Play. Chuyên gia Bkav cho biết, qua kiểm tra của các chuyên gia bảo mật của Bkav thì hiện các phiên bản chính thức game Pokemon Go trên App Store và Google Play không có mã độc.
Cũng theo chuyên gia Bkav, sau khi có bản chính thức game Pokemon Go, nguy cơ các đối tượng xấu đưa ra các ứng dụng nhái, giả mạo game Pokemon Go để lừa, dụ người dùng sử dụng nhằm phát tán mã độc đã giảm bớt song khả năng nhiễm mã độc vẫn còn. Do đó, người dùng vẫn cần cẩn trọng khi cài phần mềm, chỉ cài từ kho chính thống Google Play hoặc App Store, không nên tải các phiên bản từ nguồn bất kỳ trên mạng.
Được sự đồng ý của ban quản trị diễn đàn WhiteHat.vn, ICTnews xin giới thiệu đến độc giả bài phân tích của thành viên hph2015 về mã độc trong các bản giả mạo game thực tế ảo Pokemon Go được tải về từ nguồn không chính thống trên mạng:
Bước 1: Tôi tải các file cài đặt game từ Google Play (nguồn chính thống) và các nguồn bên ngoài.
Bước 2: Dựa vào checksum (công cụ cho phép kiểm tra tính toàn vẹn của file - PV) để tìm các file cài khả nghi
Cụ thể, tiến hành tính checksum của file cài gốc (từ Google Play)
Tiếp đó, để tất cả các file còn lại vào cùng thư mục và kiểm tra xem file nào có checksum khác với file tải từ Google Play.
Sau khi kiểm tra cho thấy, file pkm.apk có checksum khác với các file còn lại, trong khi tải về cùng phiên bản 0.29.0. Như vậy, đã tìm thấy file khả nghi.
Bước 3: Dịch ngược 2 file rồi so sánh
Nhận thấy ở file tải từ third-party source (nguồn không chính thống - PV) có thêm 3 gói tin là a, b và net.droidjack.server.
Bước 4: Phân tích mã nguồn của file tải từ third-party source (nguồn không chính thống - PV)