Skoda. Thay vì chọn khẩu hiệu kêu gọi mua xe thông minh,ữngquảngcáoxehơithảmhọanhấtthếgiớkết quả c2 hôm nay hãng xe thuộc sở hữu của Volkswagen Group lại in ảnh chú rể băn khoăn với ba lựa chọn: 1. Cưới cô dâu; 2. “Gửi trả về nơi sản xuất”; và 3. Đổi lấy cô em gái. |
Fiat. Năm 1994, hàng nghìn phụ nữ Tây Ban Nha nhận được tờ rơi nạc danh trong phong bì trắng. Nội dung in trên tờ rơi khiến họ lo lắng. Không ai biết tờ rơi đó do Fiat gửi đi với nội dung quảng cáo cho xe mới nhưng lại không nhắc trực tiếp tới xe. Nhiều người lo sợ đã báo cảnh sát. Fiat sau đó bị kiện ra tòa và phải bồi thường thiệt hại tinh thần cho nguyên đơn. |
Hyundai. Năm 2013, quảng cáo xe của Hyundai tại Anh đã biến thành thảm họa. Đoạn quảng cáo phát trên truyền hình cảnh một người đàn ông tự tử không thành do chiếc xe quá an toàn. Bị dư luận Anh tẩy chay, hãng xe Hàn phải xin lỗi và rút lại quảng cáo. |
BMW. Ngay cả với hãng xe lớn như BMW cũng có lúc sa chân. Quảng cáo sử dụng hình ảnh giường chiếu, dán ảnh xe vào mặt người phụ nữ gây phản cảm và bị dư luận phản ứng. |
Volkswagen. Quảng cáo trên báo giấy về mẫu xe mới của Volkswagen có đoạn: “Nếu vợ bạn đập thứ gì đó vào một chiếc Volkswagen, bạn cũng không quá lo lắng”. Ý của đoạn quảng cáo là xe Volkswagen có nhiều đồ thay thế nhưng ngôn từ lại khiến người ta liên tưởng tới bạo lực. |
Ford. Với nội dung “Quẳng nỗi lo phía sau bạn”, chương trình quảng cáo của Ford có ảnh nhân vật nổi tiếng như Silvio Berlusconi và Paris Hilton, sử dụng một chiếc Ford để bắt cóc. Quảng cáo gợi nhớ tới các băng đảng tội phạm. |
Hertz. Năm 1961, quảng cáo về xe của Hertz có đoạn: “Tôi nghĩ tôi sẽ đánh vợ mình vào tối nay”. Không ai hiểu thông điệp của quảng cáo này là gì. |
Volkswagen. Hãng xe Đức sử dụng hình ảnh đánh bom cảm tử để quảng cáo cho xe. Dư luận lên án quảng cáo này, cho rằng đó là ý tưởng tồi. |