TheàMauĐếnmỗinămbồidưỡngđàotạonghềngườdự đoán bóng đá c1o UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh có 8 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó 3 trường cao đẳng công lập và 5 cơ sở ngoài công lập. Năm 2021, các cơ sở đã tuyển sinh hơn 15.000 người, với 36 ngành nghề đào tạo; năm 2022 tuyển sinh hơn 34.000 người, với 28 ngành nghề; năm 2023 tuyển sinh hơn 29.700 người, với 36 ngành nghề. Các chương trình, giáo trình đào tạo cơ bản phù hợp với các đối tượng tham gia học nghề và thời gian đào tạo chú trọng về thực hành (từ 70% trở lên so với tổng số thời gian đào tạo), tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động sau học nghề bắt tay ngay vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt hoặc làm việc tại công ty, doanh nghiệp. Tỉnh Cà Mau xác định, việc đổi mới phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả, hội nhập, chú trọng cả quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo; giúp người lao động tham gia hiệu quả vào thị trường việc làm, có thu nhập ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhân lực của tỉnh trong thời gian tới là cần thiết. Cà Mau đặt ra một số mục tiêu phát triển GDNN đến năm 2030 như: đào tạo, bồi dưỡng nghề bình quân hàng năm cho 28.000 người (trong đó đào tạo nghề có trình độ sơ cấp trở lên 12.000 người; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi); Phấn đấu thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống GDNN; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65% (trong đó có bằng cấp, chứng chỉ 30%); tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%; 100% trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; có một trường cao đẳng đạt chuẩn chất lượng cao (trong đó có ngành, nghề trọng điểm và năng lực cạnh tranh với các trường trong khu vực, cả nước). Triển khai những giải pháp để đạt mục tiêu đề ra, theo UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh sẽ rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; nội dung quy hoạch mạng lưới theo hướng mở, đảm bảo quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo. Tỉnh chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong GDNN, cũng như tập trung một số ngành nghề chủ lực, trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó, các cơ sở GDNN đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng nâng cao năng lực phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; đẩy mạnh hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm. Tỉnh cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động GDNN như: dạy học trực tuyến, đổi mới chương trình, phương thức đào tạo, công tác tuyển sinh, tư vấn học nghề, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp đảm bảo phù hợp với học sinh, sinh viên. "Hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa nhà nước với cơ sở GDNN và doanh nghiệp trên cơ sở hài hòa về lợi ích và trách nhiệm xã hội; gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở GDNN, doanh nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm, ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm,… tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có việc làm hoặc khởi nghiệp thành công sau khi tốt nghiệp", UBND tỉnh Cà Mau nêu giải pháp.