Luo Tianyi là một trong những KOL (nhân vật có tầm ảnh hưởng) biểu diễn trong chương trình chào năm mới của Bilibili,àngtrămtriệungườiTrungQuốcđangtheodõimộtcasĩkhôngcóthậtỷ lệ kèo 888.com nền tảng Internet được xem là "YouTube của Trung Quốc".
Theo Bloomberg, tiết mục của Tianyi thu hút khoảng 150 triệu người theo dõi trực tiếp trên TV và thiết bị di động. Khác với những nghệ sĩ còn lại, Tianyi là ca sĩ ảo với giọng hát được tổng hợp bằng phần mềm Vocaloid, ngoại hình và cử chỉ là sản phẩm của máy tính.
Thị trường mới tại Trung Quốc
Tuy xuất hiện từ khá lâu tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền âm nhạc Hàn Quốc, Vocaloid mới phổ biến tại Trung Quốc trong những năm gần đây. Dù vậy, lượng khán giả tiềm năng tại đất nước tỷ dân khá lớn, ước tính khoảng 390 triệu người đang theo dõi các thần tượng ảo.
Một buổi biểu diễn của Tianyi tại Thượng Hải (Trung Quốc) năm 2019. Ảnh: Shanghai Henian. |
Theo hãng truyền thông iQiyi, ngành công nghiệp hoạt hình dựa trên Vocaloid, gồm phim truyền hình và truyện tranh đạt doanh thu 35 tỷ USD trong năm 2020.
Từ chú mèo khiêu vũ với Paula Abdul thập niên 1990 đến công nghệ "hồi sinh" nghệ sĩ đã khuất vào những năm 2000, ngành công nghiệp âm nhạc đã đón chào sự tham gia của các ca sĩ không có thật, giọng hát được tạo nhờ phần mềm máy tính.
Với 225 USD, bất cứ ai cũng có thể sở hữu Vocaloid để tạo ra các bài hát hoàn chỉnh, giọng ca được tổng hợp từ con người. Yamaha, công ty đứng sau Vocaloid đang liên tục cải tiến phần mềm để giọng hát trở nên thật, nhiều cảm xúc hơn.
Giọng ca thu hút fan trẻ tuổi
Tạo hình của Tianyi là cô gái 15 tuổi với bím tóc xám, đôi mắt xanh lá cây. Với thể loại nhạc ưa thích là pop, Tianyi đang có hơn 5 triệu người theo dõi trên Weibo. Những buổi biểu diễn của cô gái này đều cháy vé trong vài phút.
Nghệ sĩ piano nổi tiếng Lang Lang từng đệm đàn cho Tianyi hát, trong khi đài CCTV để cô xuất hiện trong chương trình chào Tết Nguyên đán cùng diễn viên Lưu Đức Hoa và ca sĩ Andrea Bocelli.
Hơn 1/3 người hâm mộ của Tianyi sinh năm 2000 trở về sau, chủ yếu đến từ các thành phố lớn của Trung Quốc. Tất nhiên, cô gái này muốn xuất hiện ở nhiều khu vực khác.
Tianyi trong một buổi livestream với "ông hoàng son môi" Li Jiaqi tháng 4/2020. Ảnh: YouTube. |
Những ca khúc của Tianyi đã được nhiều thương hiệu như Nescafe, KFC sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo. Tạp chí Harper’s Bazaar còn đưa cô gái này làm mẫu bìa cho một số ra tại Trung Quốc.
Tianyi là sản phẩm của Shanghai Henian, một trong những công ty Vocaloid hàng đầu Trung Quốc, đã tập trung vào lĩnh vực này trong khoảng một thập kỷ. Shanghai Henian từng hợp tác với Yahama, trước khi mua bản quyền tạo ra Tianyi vào năm 2015.
Kế hoạch bổ sung trí tuệ nhân tạo cho Tianyi
Hatsune Miku, một trong những Vocaloid nổi tiếng của Nhật Bản, được xem là hình mẫu cho nghệ sĩ ảo tại Trung Quốc. Sau 14 năm ra mắt, cô gái này đã có hơn 100.000 bài hát, mang về nhiều hợp đồng với các công ty lớn.
Hiroyuki Ito, CEO Crypton Future Media, công ty sở hữu Miku cho biết điểm đặc biệt của Vocaloid so với các nền văn hóa sáng tạo nghiệp dư khác, đó là chúng không chỉ dừng lại ở âm nhạc.
"Một người sẽ sáng tác bài hát, và ai đó có thể thổi hồn bằng những câu chuyện, hình minh họa hoặc video ca nhạc", Ito cho biết Vocaloid đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhà sản xuất âm nhạc nghiệp dư và chuyên nghiệp.
Ví dụ như Kenshi Yonezu, nghệ sĩ nổi tiếng từ năm 2009 nhờ các bản Vocaloid tổng hợp bởi chính giọng của anh rồi xuất hiện trước công chúng bằng tên thật. Năm 2019, Yonezu làm nên lịch sử khi là ca sĩ đầu tiên được vinh danh hạng mục Bài hát của năm trên Billboard Nhật Bảntrong 2 năm liên tiếp với một ca khúc.
Những buổi biểu diễn của Tianyi luôn cháy vé. Ảnh: Bilibili. |
Khác với Nhật Bản, các Vocaloid tại Trung Quốc thường được quảng bá cùng người nổi tiếng, xuất hiện trong các chương trình tạp kỹ, ca hát, lễ hội mua sắm và livestream.
So với nghệ sĩ là người thật, việc quản lý Vocaloid không hề đơn giản. Trong tiết mục của Tianyi tại chương trình chào năm mới, Shanghai Henian đã dành nhiều tháng để vẽ trang phục, hiệu ứng hình ảnh và chuyển động của cô trên sân khấu.
"Nhắc đến nghệ sĩ là con người, kích thước của họ không thay đổi khi biểu diễn bất kể góc máy quay đến đâu. Tuy nhiên Tianyi là nhân vật ảo. Để kích thước của cô ấy không thay đổi so với chuyển động máy quay, nhưng vẫn không tạo ra sự 'giả trân' đòi hỏi nhiều tính toán và kỹ thuật công nghệ", Candy Huang, Giám đốc vận hành của Shanghai Henian cho biết.
Trong tương lai, Shanghai Henian muốn kết hợp Tianyi với trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép cô suy nghĩ, giao tiếp. "Dù (Tianyi) có thể mãi mãi 15 tuổi, chúng tôi phải luôn nâng cấp cô ấy để đáp ứng thị hiếu của khán giả", Huang cho biết.
Theo Zing/Bloomberg
Sinh viên ảo đầu tiên của Trung Quốc, được Đại học Thanh Hoa phát triển bằng trí tuệ nhân tạo (AI), đã gặp gỡ người hâm mộ vào thứ Năm qua khi "cô" mở tài khoản trên nền tảng Sina Weibo.