- Các bệnh nhân đã và đang mắc SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) sẽ được chăm sóc hết sức cẩn thận,ệnhnhândịchbệnhSARScầnđượcchămsócnhưthếnàgiải new zealand cách ly hoàn toàn để tránh bệnh SARS lây lan. Các bệnh nhân có biểu hiện giống cúm hoặc bị nghi là có khả năng mắc SARS sẽ vào một khu vực thăm khám riêng biệt để hạn chế tối đa khả năng lây lan cho người khác trong phòng chờ khám. Các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cần phải đeo khẩu trang phẫu thuật cho đến khi loại trừ được SARS. Dịch MERS-CoV lây lan nhanh hơn SARS 5 loại dịch bệnh “xuyên thế kỷ” đáng sợ nhất Cảnh báo nguy cơ bùng dịch từ virus mới giống SARS Những bệnh nhân có khả năng bị SARS cần phải cách ly và sắp vào các phòng ưu tiên theo điều kiện có thể như sau: – Phòng có áp suất âm và cửa đóng kín. – Phòng đơn có phương tiện vệ sinh riêng. – Tập trung thành khu vực riêng có hệ thống cung cấp và thải khí độc lập. – Cần phải tắt điều hoà nhiệt độ, mở cửa sổ cho thoáng khí nếu hệ thống cung cấp khí độc lập không hữu hiệu. Nếu được, thì nên cách ly những trường hợp còn đang khám nghiệm chẩn đoán với những ca đã được chẩn đoán SARS. – Triệt để sử dụng các thiết bị dùng một lần, nếu được, trong việc điều trị và chăm sóc các bệnh nhân bị SARS. Nếu sử dụng các dụng cụ dùng lại, thì cần phải tiệt trùng theo hướng dẫn của từng loại thiết bị do nhà sản xuất đề xuất. Các bề mặt trong khu vực cần phải lau chùi với các thuốc sát trùng phổ rộng (diệt được cả vi khuẩn, nấm và virus) mà được xác nhận là công hiệu. – Hạn chế đến mức tối đa việc di chuyển bệnh nhân. Nếu cần phải di chuyển thì bệnh nhân phải đeo khẩu trang phẫu thuật để giảm thiểu phóng thích dịch tiết ra ngoài. Nên dùng loại khẩu trang tiêu chuẩn NIOSH (N95) thường là loại được dùng để ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp có khả năng lây lan mạnh như lao. Tất cả các thân nhân thăm viếng, nhân viên, sinh viên và các nhân viên tình nguyện cần phải đeo khẩu trang NS95 khi vào phòng của bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã được xác định là SARS. Khẩu trang phẫu thuật có thể dùng thay thế nhưng kém hiệu quả hơn. – Rửa tay là biện pháp giữ vệ sinh quan trọng nhất để ngăn ngừa lây nhiễm. Găng tay không thể thay thế được cho biện pháp rửa tay. Cần phải rửa tay trước và sau khi có tiếp xúc gần với bất kỳ bệnh nhân nào, cũng như sau các công việc có tính cách lây truyền và sau khi thay găng tay. Các thuốc diệt khuẩn rửa tay có cồn không cần nước có thể dùng trong một số trường hợp thật hãn hữu thôi. Các nhân viên y tế cần phải mang găng tay khi tiếp xúc với bệnh nhân trong bất cứ tình huống nào. Cần phải thay găng tay sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân cũng như các công việc có khả năng bị nhiễm các dịch tiết đường hô hấp (như khẩu trang, ống ôxy, thông mũi, các khăn lau). – Cần phải mặc áo choàng (tạp dề chống thấm nước) và mũ trùm đầu trong mọi thủ thuật và các thao tác trên bệnh nhân có khả năng làm văng, bắn dịch tiết đường hô hấp. – Nhân viên y tế cần phải đeo kính bảo vệ mắt hoặc mũ che mặt trong các thủ thuật có nguy cơ văng, rơi vãi hoặc bắn máu hoặc các dịch cơ thể. Cần phải đeo liên tục loại khẩu trang bảo vệ đường hô hấp cá nhân có bộ lọc đặc biệt (N95), có khả năng lọc các phần tử nhỏ ở kích thước 0,3mcm khi thăm bệnh kể cả bệnh nhân nghi ngờ hay đã xác định bị SARS. – Cần phải áp dụng chế độ cảnh báo tiêu chuẩn khi xử lý các chất thải lâm sàng. Tất cả các chất thải cần được xử lý cẩn tắc để tránh gây chấn thương do vật sắc nhọn (những loại không đựng trong hộp chứa riêng). Cần phải mang áo và đeo găng bảo vệ khi xử lý các túi và thùng chứa chất thải lâm sàng. Tránh tối đa việc dùng sức người để xử lý chất thải nếu được. Chất thải lâm sàng cần bỏ vào các túi chống rò rỉ các chất sinh học độc hại được thiết kế thích hợp có dán nhãn và loại thải đảm bảo an toàn. Bạn nên thực hiện nghiêm túc những điều trên để tránh dịch bệnh SARS xâm nhập cũng như lây lan cho mọi người xung quanh. Thái Thị Hậu |