Nếu như trước đây khi nói tới malware,àcuộcchiếnvấtvảchốngmalwaretrêbóng đá hạng 2 nhật bản chúng ta đều nghĩ rằng chúng là những phần mềm gây hại cho máy tính; thì giờ đây, các thiết bị di động mà chủ yếu là smartphone cũng trở thành đối tượng của malware. Số lượng phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công người dùng di động ngày càng tăng lên với nhiều thủ đoạn cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Malware tấn công smartphone chủ yếu thông qua ứng dụng. Chúng giả dạng là những ứng dụng an toàn, vô hại nhưng thực tế đang tìm cách ăn cắp dữ liệu, hay trong trường hợp của ransomware, là khóa dữ liệu rồi đòi tiền chuộc từ người dùng. Cả iOS và Android đều là mục tiêu của hacker, thế nhưng, các dữ liệu cho thấy malware trên Android phổ biến hơn rất nhiều so với iOS. Một báo cáo mới đây của hãng bảo mật F-Secure cho thấy, 99% malware nhằm vào thiết bị di động được thiết kế để tấn công vào Android. Đây cũng không phải là điều gì đó quá ngạc nhiên, khi Android có thị phần lớn hơn iOS, đồng thời iOS là hệ điều hành kiểu "khép kín" nên malware khó thâm nhập hơn trong khi ngược lại, Android là một nền tảng mở. Người dùng iOS chủ yếu tải ứng dụng về từ app store của chính Apple, còn người dùng Android có thể tải ứng dụng về từ cả Play Store lẫn các nguồn ngoài. Đó là chưa kể ngay cả Play Store cũng không an toàn, rất dễ bị ứng dụng độc hại qua mặt. Đó là lý do vì sao trong những tháng gần đây, chúng ta được đọc nhiều bài viết về việc hàng loạt malware ngang nhiên vượt qua sự kiểm soát của Google để có mặt trên kho ứng dụng này. Chúng ta có thể kể ra một vài ví dụ: Theo phát hiện của hãng Check Point hồi cuối tháng 1/2017, một ransomware có tên Charger nghiễm nhiên có mặt trên Play Store mà Google không hay biết; hay hồi tháng 3/2017, adware mang tên Skinner cũng bị phát hiện tồn tại trên Play Store trong thời gian dài. Có trường hợp, một loại malware lừa để ăn cắp tài khoản Instagram của người dùng đã có tới 1,5 triệu lượt tải về, cho thấy rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của nó. Một ví dụ khác là các trojan hiển thị quảng cáo trên màn hình. Bằng một cách nào đó, chúng có mặt trên Play Store và đòi người dùng phải cho đánh giá "5 sao" mới dừng hiện các pop-up khó chịu. Đây là việc làm bị Google "cấm cửa" - theo chính sách dành cho lập trình viên Google Play - nhưng hãng tìm kiếm chỉ gỡ bỏ các ứng dụng này sau khi được các nhà nghiên cứu bảo mật thông báo cho. Vì sao malware vẫn hoành hành trên Google Play? Quá trình xét duyệt của Google để chấp thuận một ứng dụng được phép có mặt trên Play Store hay không, được đánh giá là không nghiêm ngặt như cách Apple làm với ứng dụng iOS. Điều này cho phép gần như lập trình viên nào cũng có thể viết và tải ứng dụng của mình lên Play Store - miễn là họ trả khoản phí 25 USD để đăng ký tài khoản Google Play Developer. Với Apple, các nhà phát triển muốn gửi ứng dụng lên App Store phải trải qua một quá trình đăng ký khắt khe và phải tuân thủ quy trình rà soát nghiêm ngặt. Triết lý mã nguồn mở của Google có vẻ là rất tốt về mặt nguyên tắc - khi mà bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ ứng dụng của mình qua một kho app mở. Tuy nhiên, nó cũng là con dao 2 lưỡi khi Play Store trở thành miếng mồi ngon của tội phạm mạng bởi chúng có thể dễ dàng phát tán ứng dụng độc hại lên đó - điều rất khó để làm trên App Store. Và điều này đồng nghĩa với việc, hacker dễ dàng tấn công người dùng Android hơn so với tấn công người dùng iPhone. "Rất khó để ứng dụng của bạn được quyền gửi SMS trên iOS, tuy nhiên trên Android thì dễ dàng hơn nhiều. Đó là lý do vì sao trên Android có rất nhiều các malware ăn cắp tiền từ SMS, gây ra các vấn đề lớn cho Android" - Dioniso Zumerle, Giám đốc nghiên cứu về Bảo mật di động của Gartner, cho biết, ám chỉ tới các malware trojan ăn cắp dữ liệu người dùng. |