Nhiều ý kiến không đồng ý mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm_lịch thi đấu hạng nhất anh

时间:2025-01-26 09:28:50来源:Betway作者:World Cup

Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37,ềuýkiếnkhôngđồngýmởrộngkhungthỏathuậngiờlàmthêlịch thi đấu hạng nhất anh sáng 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho thấy thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban đã tiếp tục tham vấn các chuyên gia trong nước, chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tích cực phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, Ủy ban Pháp luật, các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành, tổ chức hữu quan để nghiên cứu tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật.

Ngày 18/9/2019, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trực tiếp chỉ đạo, làm việc với Chủ nhiệm Ủy ban chủ trì việc thẩm tra, Trưởng Ban soạn thảo để nghe báo cáo về quá trình tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Bộ luật.

Về cơ bản, cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo đã thống nhất tiếp thu, chỉnh lý hầu hết các nội dung lớn, cơ bản của dự thảo Bộ luật. Đồng thời, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã soạn dự thảo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình và chính lý dự thảo Bộ luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Đối với việc mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết tại Kỳ họp thứ 7, Chính phủ đã trình Quốc hội việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm, tăng 100 giờ so với quy định hiện hành.

Trong quá trình thảo luận tại phiên họp nhiều ý kiến không đồng ý mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa vì cho rằng mục tiêu là phải hướng đến là tăng năng suất lao động, cải tiến công nghệ, quản trị doanh nghiệp, bảo đảm sức khỏe cho người lao động về lâu dài, phù hợp với xu hướng tiến bộ của thế giới, phù hợp với mục tiêu của phong trào công nhân, công đoàn thế giới, quan hệ lao động trong thời kỳ mới.

Tại phiên họp, nhiều ý kiến phát biểu cho rằng nên giữ khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa như quy định của Bộ luật hiện hành, có bổ sung nâng quy định khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh việc làm thêm giờ liên quan đến năng suất lao động, không chỉ dựa vào sức người mà còn dựa vào sự đổi mới công nghệ. Nếu Quốc hội không đồng ý việc tăng giờ làm thêm tối đa thì doanh nghiệp phải tính tới việc đổi mới công nghệ, đưa vào sử dụng dây chuyền hiện đại. Nếu Quốc hội đồng ý cho tăng giờ làm thêm thì sẽ hạn chế doanh nghiệp đổi mới công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp không đổi mới công nghệ.

Quan điểm của chúng ta là không tăng giờ làm thêm. Nếu không giảm được thì giữ nguyên như hiện hành. Phải tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

Bày tỏ ý kiến không đồng tình với phương án tăng giờ làm thêm và cho rằng trong lộ trình năm năm tới phải xem xét giảm giờ làm thêm, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa nếu xét từ phía giới sử dụng lao động và người lao động, thì giới sử dụng lao động thu được lợi ích lớn hơn. Trong khi đó, người lao động là nhóm yếu thế hơn, quyền lợi và mong muốn của họ chưa được thể hiện đầy đủ, rõ ràng.

Trước đa số các ý kiến không tán thành việc khung giờ làm thêm tăng lên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị nên đưa cả hai phương án ra Quốc hội thảo luận.

Phương án 1 là giữ như quy định của Bộ luật hiện hành, có bổ sung nâng quy định khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ.

Theo phương án 2, quy định như dự thảo mà Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7. Với phương án này, Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.

Chủ tịch Quốc hội cho biết đối với kiến nghị tăng thêm ba ngày nghỉ trong năm, cần phải có đánh giá tác động của việc này, phải xem việc nghỉ đó có ảnh hưởng đến lao động, sản xuất và cuộc sống của công nhân như thế nào.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng chỉ rõ dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) liên quan đến công nhân và người lao động- nguồn nhân lực của Việt Nam, liên quan đến sự ổn định chính trị nên cần hết sức thận trọng. Dự án phải đảm bảo tính khả thi trong cuộc sống.

Đối với việc tăng giờ làm thêm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng không nên quy định trong dự luật là tăng giờ làm thêm lên đến 400 giờ/năm.

Nếu có quy định này tức là hạn chế sự tiến bộ, đi ngược lại xu thế phát triển của khoa học, công nghệ và xu hướng của thế giới, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, nội dung này vẫn sẽ được trình ra Quốc hội theo hai phương án để Quốc hội xem xét, quyết định./.

TheoTTXVN

相关内容
推荐内容