Cở sở dữ liệu được xem là bộ phận rất quan trọng đẻ xây dựng Chính phủ điện tử. |
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính,ủtướngphêduyệtnhânsựchoĐềánđơngiảnhóathủtụchànhchínhvàcơsởdữliệlucky88 fun.top giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu có liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (Ban Chỉ đạo 896).
Cụ thể, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng ban. Các Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (Phó Trưởng ban Thường trực); Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng,
Các thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh; Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Quân; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Xuân Tuyên; Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh.
Thủ tướng cũng phê duyệt danh sách Lãnh đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo 896. Cụ thể, Chánh Văn phòng là Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an.
Phó Chánh Văn phòng gồm: Đại tá Trần Hồng Phú, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an (Phó Chánh Văn phòng Thường trực); Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ Ngô Hải Phan; Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng; Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp Nguyễn Công Khanh; Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan; Phó Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Hoàng Ngọc Anh.
Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ điện tử phải gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
"Nhận thức xu hướng và dư địa để phát triển kinh tế, nền tảng cơ bản để thực hiện khát vọng hội nhập quốc tế của Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn cách tiếp cận này. Thống nhất quan điểm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, đổi mới phương thức phục vụ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.