Dòng game nhập vai chính trị đang phát triển Giáo sư Ian Bogost,ònggamenhậpvaichínhtrịđangpháttriểlịch thi đấu cúp bồ đào nha nhà sáng tạo game của Viện Công nghệ Georgia đang thay thế tính chất vui nhộn trong các trò chơi video bằng quan điểm thông điệp chính trị hay còn gọi là thể loại game “chơi biếm họa xã luận”. Ban đầu ông xây dựng game phỏng theo những loại chất lỏng cấm mang theo hành lý qua máy theo dõi tại sân bay cùng với một tập hợp những quy tắc luôn thay đổi buộc người chơi phải tuân theo. Một game khác thử thách người chơi phải tăng gấp đôi giá dầu thô do ảnh hưởng của những thảm họa thiên nhiên trên lục địa ảo. Tương tự như thể loại phim tài liệu đang phát triển, Bogost là một trong những nhà thiết kế đang gia tăng phát triển trò chơi video hướng vào bình luận những rủi ro chính trị - xã hội của thế giới. “Tôi không phản đối sự vui nhộn. Tôi cũng thích chơi cùng loại game mà những người khác ưa chuộng. Tuy nhiên, tôi không cho rằng các trò chơi video đều phải vui nhộn”, Bogost nói. Những game đó không chuyển tải các quan điểm quá nặng nề như trong báo chí truyền thống. Nhưng những người sáng tạo ra chúng cho biết vẫn có thể mang sức mạnh đủ để game thủ phải xem xét những vấn đề nghiêm trọng như chính sách an ninh hay giá dầu lửa biến động. Game nhập vai chính trị cũng là một lĩnh vực sinh lời Theo đánh giá của những luật sư, về mặt tiềm năng tài chính của dòng game xã luận chính trị không còn là câu nói đùa. Nhóm phát triển game nhập vai chính trị được hình thành nhằm khuyến khích thêm những trò chơi chính quy, ước tính mỗi năm các game thủ và nhà phát triển chi tiêu trên 60 triệu USD. Các nhà phát triển sẽ bỏ ra 300 triệu USD cho phát triển thị trường game này trong 5 năm tới. Game của Bogost dựa trên công nghệ đồ họa Flash cho phép người chơi online hiện đã đạt doanh số 5 triệu USD một năm. “Trò chơi như một dạng báo chí cho người nhập vai được thảo luận chính trị”, Ben Sawyer, người đồng sáng lập cho biết. Các nhà phát triển đưa ra một dòng những tiêu đề cho người chơi hồi tưởng từ những trận đánh cổ cho tới các anh hùng chống lại bọn khủng bố và những thảm họa khác. Tuy vẫn luôn có một yếu tố chính trị đối với các game truyền thống, nhiều nhà phát triển đã bị miễn cưỡng biểu lộ tính chính trị hay thông điệp xã hội do e sợ làm xa lánh các khách hàng tiềm năng. Trong số những ngoại lệ đáng chú ý nhất là "Balance of Power" - một game chiến thuật khá nổi tiếng thời kỳ Chiến tranh lạnh phát hành năm 1985. Nó đã từ chối làm thích thú người chơi bởi một hình đồ họa vụ nổ hạt nhân khi họ thất bại, thay vào đó là một màn hình đen kịt với dòng chữ “Bạn đã bị chiến tranh hạt nhân thiêu cháy... Chúng tôi không thưởng cho sự thất bại”. |