“Bụt chùa nhà không thiêng” là một bài viết đăng tải trên Facebook lan truyền nhanh trong ngày 23/5 - trước và sau khi Nick Vujicic diễn thuyết ở TP.HCM và Hà Nội; nhận được sự thích thú của nhiều người.
Bài viết đặt ra câu hỏi: Tại sao lại là Nick mà không phải là những nghị lực sống của Việt Nam như Nguyễn Ngọc Ký,àchuyệnđốtđềnthắplửtrận juventus hôm nay Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (biên dịch sách của Nick), “Cô bé xương thuỷ tinh” Phương Anh…? Tại sao những doanh nhân người Việt giàu có lại bỏ ra một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick đến Việt Nam nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn - những điều mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có thừa?Hơn 25.000 khán giả xem diễn thuyết của Nick tại sân vận động Mỹ Đình tối 23/5. Ảnh: Hồ Hương Giang |
“Nick Vujicic tới Việt Nam, đối với cá nhân tôi trong ngành đào tạo và phát triển nhân lực 20 năm, những giá trị bài viết của Nick đã đăng tải trên youtube và qua các quyển sách được ấn bản do First News không có gì là mới lạ. Phần thứ hai cũng do công việc nhiều nên tôi không định tham gia sự kiện Nick mặc dù có thể lấy vé được dễ dàng. Tuy nhiên vào giờ phút cuối tôi thay đổi và quyết định tham dự hai buổi tối thứ tư và sáng thứ năm tại White Place sau khi hoãn các công việc với khách hàng. Cho tới bây giờ tôi cảm thấy may mắn vì đã quyết định tham gia và chứng kiến những gì Nick nói.
Các cụ đã nói “Trăm Nghe Không Bằng Một Thấy”. Theo quan điểm của tôi, giá trị lớn nhất Nick mang lại đó chính là người Việt Nam chúng tay hãy giúp người Việt Nam, mỗi người chúng ta cho dù không có gì đặc biệt nhưng hãy cố gắng giúp cho những người khác. Giá trị đó thật lớn và thật trùng hợp, những giá trị đó hoàn toàn trùng khớp với những giá trị mà ông bà tổ tiên chúng ta - người Việt Nam đã truyền dạy qua nhiều thế hệ.
Điều thứ hai tôi cảm nhận được khi Nick nói hai lần trong hai hội thảo đó chính là sự khác biệt về tôn giáo giữa Nick và CEO Tôn Hoa Sen - đơn vị tài trợ chương trình này. Điều đó hoàn toàn đúng khi các tôn giáo đều muốn con người sống tốt hơn, yêu thương nhau. Đó là sự đồng cảm giữa những cá nhân trong nhân loại cùng chia sẻ một hàm giá trị. Tất nhiên còn nhiều điều nữa chia sẻ trong hai buổi nói chuyện của Nick. Nếu sự việc có vậy thì chắc không có bài báo này.
Sau khi tham dự về tôi có được một người bạn gửi cho bài trên Facebook của một tác giả. Trong bài báo có rất nhiều những điểm chỉ trích việc đưa Nick tới Việt Nam và các ý đồ của các đơn vị tài trợ v.v.
Nếu chỉ có một bài báo thì không thành vấn đề vì trong 84 triệu dân Việt Nam nếu có một người suy nghĩ “khác biệt “ cũng không ngạc nhiên. Tuy vậy bài báo đã có hơn 40 ngàn like trên facebook. Con số này lại thể hiện một chuyện khác khi một tập thể thể hiện suy nghĩ chưa sâu sắc.
Truyền thông VN có “nhẹ dạ”?
Hãy khoan bình luận tới chủ ý của tác giả bài viết trên facebook, chúng ta hãy tuần tự xem các điểm phản biện của tác giả.
Chẳng qua chỉ là để bán sách:Đúng nhưng bán sách có phải là tội không. Rõ ràng sách là một sản phẩm tri thức tốt cho người đọc và xã hội. Trong xã hội Việt Nam khi văn hóa đọc thể hiện qua con số thống kê trung bình người Việt đọc không quá 1 quyển sách Việt Nam (1), có gì là sai trái khi First New ước muốn mỗi người Việt Nam hãy đọc thêm những quyển sách để sống tốt hơn, yêu thương mọi người hơn và giúp đỡ mọi người nhiều hơn. Hơn thế nữa, các tập sách này nằm trong chương trình Hạt Giống Tâm Hồn – một chương trình tâm huyết của First New giúp thế hệ trẻ sống tốt hơn. Chẳng một ai kinh doanh chỉ vì lợi nhuận lại hoạt động trong một ngành mà một người tiêu dùng chỉ sử dụng ít hơn 1 sản phẩm một năm. Các bạn thử suy nghĩ với số lượng chai bia tiêu thụ trung bình trên đầu người tại Việt Nam thì sẽ hiểu như thế nào.
Tôn Hoa Sen hãy bỏ 32 tỷ ra từ thiện:Thật nực cười khi tác giả bài viết lại đi dạy bảo cho Tôn Hoa Sen về cách làm từ thiện. Chắc anh ta không biết Tôn Hoa Sen đã thực hiện rất nhiều chương trình từ thiện và hảo tâm trên cả nước từ rất nhiều năm nay. Chi phí để Tôn Hoa Sen mời một diễn giả để truyền đạt thông điệp sống tốt hơn, yêu thương hơn tới hơn 84 triệu dân Việt Nam cũng là quá rẻ khi so với chi phí marketing cho người mẫu và ca sĩ tại Việt Nam. Tại sao tác giả không suy nghĩ nếu như Tôn Hoa Sen thật sự muốn marketing hiệu quả có thể tài trợ cho những ca sĩ nổi tiếng hoặc show diễn chân dài hàng ngày nhan nhản trên mặt báo. Hãy lắng nghe cái tâm của những người trong ban tổ chức.
Tác giả có vẻ tán đồng và bảo vệ cho những người khuyết tật Việt Nam: Theo tôi đây là một sự mạo danh không thể chấp nhận được. Các anh chị khuyết tật đều có đủ tri thức và kiến thức để nhận lời tham gia vào chương trình của Tôn Hoa Sen và First News. Tác giả không phải là họ và càng không có quyền mạo danh họ để nói thay cho cộng đồng khuyết tật. Những anh chị khuyết tật trong cả nước sẽ cảm thấy vui vì một lý do đơn giản họ cũng như Nick rất yêu thương và trân trọng những giá trị cao đẹp trong cuộc sống.
Tại sao chúng ta không suy nghĩ một cách tích cực rằng nhờ Nick cộng đồng khuyết tật Việt Nam sẽ có tiếng nói tốt hơn, sẽ được chú ý hơn và sẽ nhận được nhiều quan tâm hơn. Tôi thật sự không cầm được xúc động khi dịch giả Bích Lan với thân hình gầy gò đã dịch ba quyển sách trên bàn phím. Chắc chắn khi làm việc chị Bích Lan sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng cái gì đã làm cho chị vượt qua. Đó chính là sự đồng cảm giữa một con người và một con người, giữa những chân giá trị mà dân tộc nào, tôn giáo nào cũng đều hướng tới. Bằng việc mạo danh cộng đồng những người khuyết tật, tác giả bài viết nợ một lời xin lỗi tới tất cả những anh chị đã nêu trong bài báo trên facebook.
Truyền thông nhẹ dạ:Nick đã tới rất nhiều quốc gia và đã gặp 8 nguyên thủ thế giới. Nếu nói truyền thông nhẹ dạ tất nhiên chắc cũng sẽ bao hàm mấy chục quốc gia và các nguyên thủ nói trên. Một chương trình được truyền hình trên VTV1 – kênh chính thống của quốc gia Việt Nam và với sự tham gia của những người giỏi nhất – nổi tiếng nhất của hệ thống truyền hình trung ương không thể nào "nhẹ dạ" như tác giả đã nói. Vấn đề tiếp theo, nếu như đúng "nhẹ dạ" nhưng giúp cho rất nhiều người sống tốt hơn, yêu thương nhiều hơn thì đấy cũng sẽ là sự nhẹ dạ đáng thương và cần được nhân rộng ra.
Tác giả hỏi rằng tại sao không phải là một người khuyết tật Việt Nam lại là Nick:Câu trả lời rất đơn giản, Nick có chia sẻ anh đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người từ lúc nhỏ tới lúc trưởng thành. Chính anh đã truyền cảm hứng “Người Việt hãy giúp Người Việt”. Một câu hỏi đặt ra tác giả viết bài và 40 ngàn người bấm like trên facebook trong năm 2013 có bao giờ nghĩ tới người khuyết tật, đã bao giờ thực hiện một lần từ thiện, đã bao giờ thử cố gắng giúp những người khuyết tật Việt Nam mà chính bài báo nêu lên làm ví dụ. Nếu như họ thật sự giúp thì có thể họ có quyền nói và chỉ trích như vậy. Nhưng theo suy nghĩ chủ quan của tác giả, phần lớn trong số họ chắc chẳng giúp gì những người tàn tật nêu trong bài báo. Vì đơn giản, nếu họ có thật sự giúp thì họ sẽ hiểu nghĩa của từ yêu thương và không bao giờ viết hoặc bấm like cho một bài báo như trên. Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng cùng với hiệu ứng Nick, các năm sau nữa sẽ có những gương vinh danh nỗ lực của người tàn tận một cách hệ thống và có chiều sâu như các đơn vị tổ chức tâm huyết và đã thực hiện một phần nào.
Chúng ta cần có những cái nhìn nhiều chiều và phản biện. Tuy nhiên những chân giá trị căn bản như tình yêu đồng loại, chia sẻ... không thể đem ra thí nghiệm nhiều chiều.
Tác giả viết bài trên có dụng ích gì – bảo vệ người khuyết tật chăng, giúp mọi người sống tốt hơn chăng, tạo lòng thương yêu giữa con người và con người chăng?
Tất cả những cái đó không hiện rõ và chỉ một dòng thể hiện đó chính là hành động "đốt đền" để có thể được nổi tiếng, để có thể có view hoặc like nhiều hơn trên mạng xã hội.
Để kết thúc bài viết tôi xin trích dẫn lời nói của anh Thái Hòa - FPT: “FPT cũng chỉ là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam. Qua một số lớp học khác mà tôi đã từng giảng dạy, tôi nhận thấy rằng thiếu hụt lớn nhất của giới trẻ hiện nay không phải vấn đề nhận thức, mà là vấn đề niềm tin. Thực tế đau lòng là ở Việt Nam bây giờ ít có người còn niềm tin vào những điều tử tế. Đây thực sự là một nguy cơ lớn”.
BỤT CHÙA NHÀ KHÔNG THIÊNG Cho đến thời điểm tôi viết những dòng này, nghĩa là đã 2h sáng thì trên facebook của tôi vẫn tràn ngập những lời cảm xúc về Nick Vujicic của bạn bè. Thật dễ hiểu, với những gì mà chàng trai không tay, không chân đã làm được, anh xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh. Ấy thế mà, tôi vẫn không thể nào ngăn được tiếng thở dài... Thở dài là bởi, với những trường hợp tương tự như Nick Vujicic tại Việt Nam, trong vòng 1 phút tôi có thể kể tên ra 5 gương mặt tiêu biểu. Những người như Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu... đã làm được những điều mà ngay cả người thường cũng khó có thể làm được. Hoàn cảnh của họ, tài năng và nghị lực của họ có lẽ không thua Nick là bao, ấy thế mà họ vẫn đang miệt mài đâu đó để tìm mọi cách sống qua ngày, nỗ lực để cống hiến cho xã hội nhưng không được mấy ai quan tâm. Trong khi đó, những doanh nhân người Việt giàu có đã phải bỏ một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick đến Việt Nam, nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn (những điều mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có thừa. 32 tỷ đồng, một con số khổng lồ trong thời điểm hiện tại, khi mà các doanh nghiệp đang lao đao vì khủng hoảng kinh tế và người dân cũng đang ngập chìm trong khó khăn. Có thể nói với một chiến dịch được cho là thành công về mặt truyền thông như Hoa Sen đang làm với Nick Vujicic, đó không hẳn là một sự lãng phí. Tuy nhiên, tôi cứ nghĩ nếu Hoa Sen chịu bỏ ra phân nửa số tiền đó thôi, để giúp đỡ những gương mặt khuyết tật tài năng vươn lên... thì họ vẫn có thể tạo được một chiến dịch PR vừa thành công cả về mặt truyền thông lẫn ý nghĩa xã hội. Bởi những người khuyết tật Việt Nam cần những sự giúp đỡ thiết thực hơn là những “cú hích” về tinh thần mà Nick đã mang tới. Một anh bạn người nước ngoài của tôi tự hỏi, không biết tại sao truyền thông Việt Nam lại “điên cuồng” với Nick Vujicic như vậy. Điều này thật ra không quá khó hiểu khi mà hệ thống các kênh của VTV liên tục phát TVC về Nick gần như 30 phút một lần. Là một người làm báo, tôi chưa bao giờ tôi thấy giới truyền thông Việt Nam lại “nhẹ dạ” đến như vậy. Họ biết đằng sau một “Nick khuyết tật nghị lực” chính là một bệ đỡ truyền thông khủng khiếp đến từ các công ty phát hành sách của Mỹ. Nói đơn giản hơn, Nick cũng chỉ là một sản phẩm truyền thông để người ta bán được sách mà thôi. “Anh ấy là một người phi thường, nhưng anh ấy cũng là một nghệ sĩ biểu diễn”, bạn tôi nói (…) Tại sân bay chiều nay, khi Nick vừa hạ cánh, an ninh được thắt chặt thậm chí còn hơn cả khi cặp vợ chồng nổi tiếng của Hollywood là Angelia Jolie và Brad Pitt tới Việt Nam (…) Cánh báo chí bị buộc phải đứng ngoài xa cách cửa gần 150m và không thể tác nghiệp vì xe đón Nick đã đậu sát cửa, kính đen ngòm và dĩ nhiên Nick không có lấy một lời chào dành cho người hâm một thông qua báo giới. Tối nay, những gì Nick chia sẻ thật ra không có gì mới, đó là điều mà bất kỳ một người khuyết tật nào (thậm chí cả người thường) cũng sẽ từng mắc phải. Còn nghị lực sống ư, hãy hỏi những Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (người dịch sách của Nick), “Cô bé xương thuỷ tinh” Phương Anh... xem họ có nghị lực sống và vươn lên trong cuộc sống không? Hỏi họ xem họ có xứng đáng được tôn vinh không? Hỏi họ xem họ có xứng đáng được quan tâm nhiều hơn không? (…) Trước khi buổi nói chuyện Chào Việt Nam của Nick diễn ra, giá vé chợ đen được đẩy lên con số 1,5 - 2 triệu đồng. Một con số không hề nhỏ đối với đa số người Việt trẻ. Nhưng nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ 2 triệu để nghe Nick nói chuyện về nỗi khổ, về nghị lực sống... trong khi họ sẵn sàng bĩu môi và không thèm bố thí một đồng cho người ăn xin tàn tật. Vì đâu có sự khác biệt đó? Câu hỏi là: Tại sao lại là Nick mà không phải là một gương mặt cụ thể nào đó của Việt Nam, như Hiệp sĩ công nghệ Nguyễn Công Hùng chẳng hạn? Với những gì mà Công Hùng làm được, nếu anh được truyền thông Mỹ “o bế” như Nick, hẳn anh cũng nổi tiếng không kém và biết đâu một đơn vị nào đó lại chẳng bỏ cả trăm ngàn đô để mời anh tới nói chuyện? Sự khác biệt lớn nhất giữa Nick và Nguyễn Công Hùng không phải là tài năng hay nghị lực, mà đơn giản chỉ là ở sức hút truyền thông. Chẳng ai ngu để tin rằng Hoa Sen bỏ một đống tiền ra mời Nick về Việt Nam chỉ với mục đích từ thiện, xã hội. Sức hút của Nick là quá lớn, đặc biệt là với sự tiếp tay của truyền thông, với những TVC được phát liên tục trên truyền hình (và nhờ đó người ta bán được báo, thu được tiền quảng cáo, lại được tiếng là “hướng tới cộng đồng khuyết tật” dù sự thật mục tiêu cao cả này chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi.) Tại sao lại là Nick, tại vì anh ấy là... người nước ngoài. Thật vậy, người Việt chúng ta vốn sính ngoại. Không ít lần các ngôi sao hạng B, C của nước ngoài tới Việt Nam phải ngỡ ngàng vì mình được... hâm mộ quá xá. Các cụ ta nói cấm có sai, Bụt chùa nhà không thiêng là vậy... |
(Theo Giáo dục Việt Nam)
相关文章:
相关推荐:
0.2069s , 5773.03125 kb
Copyright © 2025 Powered by Nick hay là chuyện đốt đền, thắp lửa_trận juventus hôm nay,Betway