- Một số vấn đề thời sự của giáo dục đại học đã được các đại biểu xới xáo lên tại hội thảo quốc tế “đào tạo và nghiên cứu về kinh tế thị trường của các trường đại học Việt Nam” diễn ra ngày 4/11,ếptụccởitróiđạihọtỉ số mu vs liverpool hôm nay do Trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức.
Phải trang bị thêm nhiều kỹ năng cho nguồn nhân lực
Bà Vũ Lan Anh, chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới cho biết, theo một điều tra về kỹ năng sẵn sàng làm việc của sinh viên từ phỏng vấn hơn 300 công ty trong và ngoài nước, kết quả cho thấy hệ thống đào tạo chưa cung cấp kỹ năng cần thiết mà họ mong muốn, phải tiến hành đào tạo lại. Năng suất lao động của người VN thấp hơn nhiều so với Singapore, Thái Lan.
Hơn 500 đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội thảo |
Còn ông Vũ Văn Hoạ, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, đào tạo nhân lực ngành kinh tế trong nước còn nhiều bất cập. Điều này một phần do chính sách Nhà nước thay đổi liên tục, sinh viên khó tiếp cận; mặt khác có lý do từ phía đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu làm việc, đơn vị này phải liên tục tổ chức đào tạo lại, thậm chí“cưỡng bức đào tạo” cho nhân sự. Ông Hoạ cũng cho rằng, việc thực tập của sinh viên còn mang tính hình thức, chưa thực sự trang bị các kỹ năng cần sau này đi làm.
“Sự cạnh tranh trên thị trường việc làm khốc liệt, phải chuẩn bị cho sinh viên “ra quốc tế” – bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Hiệu phó Trường ĐH Ngoại thương nêu quan điểm.
Bà Thuỷ và một số đại biểu khác nhìn nhận "chương trình tiên tiến" tại các trường hiện nay có hiệu quả tích cực khi đào tạo được nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, tuy nhiên con số này quá ít ỏi.Theo bà, ngoài trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng thiết yếu, nhà trường cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên.
Quản trị trường học như doanh nghiệp
Trước khi làm giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch – Đầu tư), ông Bùi Văn Hùng đã từng làm giảng viên ở ĐH Kinh tế quốc dân hơn 20 năm, đi 40 trường ĐH Mỹ để tìm hiểu, khai thác đối tác cho các chương trình đào tạo tiên tiến. Theo ông, vấn đề nổi lên hiện nay không phải là xây dựng chương trình như thế nào, mà là quản trị đại học: Làm thế nào để quản lý tốt – nghiên cứu tốt – giữ vững thương hiệu.
Ông Hùng nêu quan điểm, để trường đại học có chất lượng tốt thì phải vận hành như một doanh nghiệp. Khi đó, giảng viên phải có hành vi, tư duy khác với trước. Còn xây dựng chương trình phải lựa chọn môn học phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Nhà trường phải có hình dung sau 5-10 năm nữa, nhu cầu xã hội cần nhân lực thế nào để đón đầu đào tạo.
Ông Hùng cho biết thêm từ khi chuyển sang làm công tác quản lý ở một học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch- Đầu tư, “tôi phát hiện ra có khoảng cách lớn giữa các thầy trong trường với giới hoạch định chính sách”.
Đó là hai bên chưa gặp nhau. Khi nhà hoạch định chính sách cần tới các nghiên cứu để tham khảo thì thường không biết hỏi ai, tìm ở đâu. Còn các thầy thì mải mê làm nghiên cứu theo hướng hàn lâm.
Ông Hùng cho rằng, sự lên tiếng của giới nghiên cứu trong trường đại học khá mờ nhạt so với tiềm lực khoa học.
Một giảng viên của Trường ĐH Kinh tế quốc dân bổ sung thêm: "Có những đơn vị sự nghiệp công lập điều hành không khác gì 30 năm trước. Chẳng hạn, có chi cục bảo vệ thực vật tỉnh mỗi năm làm 8 báo cáo, chỉ để trình cấp trên". Theo ông tư duy, nhìn nhận vấn đề của nhân lực như vậy là điều đáng báo động. Lực lượng giáo viên không có tiếng nói để chuyển tư duy theo thị trường thì khó khăn để theo kịp sự thay đổi
Đề xuất tiếp tục thông thoáng cho tự chủ đại học
“Cởi trói” cho đại học là cụm từ mà nhiều đại biểu nhắc tới trong hội thảo khi bàn về chính sách “tự chủ” đang được áp dụng cho 15 trường đại học trong toàn quốc.
Ông Vũ Văn Hoạ đề nghị ngành giáo dục nghiên cứu mối quan hệ về đầu tư công trong lĩnh vực này để có những chính sách thông thoáng hơn nữa.
Chẳng hạn với vấn đề học phí, phải “tính đúng, tính đủ" mức học phí của các trường công lập tự chủ cũng phải tương đương mức của trường ngoài công lập, miễn là không vượt trần.
Ông Hoạ lấy ví dụ có những việc mà kiểm toán tham gia thì kết luận lại ngược với thanh tra.Theo ông, không thể uốn nắn khái niệm “kinh tế thị trường”, cần phải làm rõ thế nào là “kinh tế thị trường có định hướng”.
Trong tham luận về hệ thống tự chủ tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam, bà Vũ Lan Anh, chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới cho rằng, đầu tư của nhà nước cho giáo dục đại học vẫn còn thấp, trong tương quan với giáo dục phổ thông, và tương quan với các nước trên thế giới.
Những chênh lệch khác của giáo dục đại học nữa còn có: Chênh lệch phân bổ số lượng sinh viên (5% trường đại học chiếm 2/3 số lượng sinhviên); chênh lệch tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên. Điều này cũng góp phần khiến chất lượng đào tạo khó đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
Theo bà Lan Anh, vấn đề tự chủ đại học đã được đề cập sớm trong văn bản chính sách nhưng bước tiến trao quyền thực sự mới bắt đầu rõ rệtt rong những năm gần đây.
Về học thuật, các trường đã được trao khá nhiều quyền khi xây dựng chương trình, tuyển sinh. Về nhân sự, các trường được chủ động tuyển dụng giảng viên chất lượng cao, nhưng còn quy định về công chức, hội đồng trường vẫn chưa được “cởi trói” hoàn toàn. Về tài chính, vẫn chưa được tính toán đủ chi phí.
Các diễn giả cũng cho rằng khi bàn về tự chủ, cũng cần nhắc tới trách nhiệm giải trình của các trường đại học. Tuy nhiên, điều này còn mờ nhạt trong các phiên thảo luận.
Hạ Anh
Xem thêm:
Đề xuất kéo dài đề án tự chủ của các trường đại học(责任编辑:Cúp C2)