Bài cuối: Hiện thực hóa mục tiêu xây đô thị văn minh,âydựngđôthịBìnhDươnghướngđếnvănminhhiệnđạliverpool soi kèo hiện đại
> Xây dựng đô thị Bình Dương hướng đến văn minh, hiện đại- Bài 2
> Xây dựng đô thị Bình Dương hướng đến văn minh, hiện đại - Bài 1
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, các cấp, các ngành trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác phát triển đô thị nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Bình Dương thành đô thị văn minh, giàu đẹp hướng tới thành phố thông minh. Theo đánh giá của ngành chức năng, dựa trên các tiêu chí theo quy định, đến nay đô thị Bình Dương cơ bản bảo đảm theo tiêu chí loại I. Đây là động lực và cơ sở để tỉnh tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Với quan điểm “phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một bước”, trong những năm qua Bình Dương đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư bằng nhiều hình thức để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị. Trong đó kết cấu hạ tầng giao thông được xây dựng theo hướng đồng bộ, kết nối hợp lý giữa các trục quốc lộ, đường tỉnh với các đường huyện, đồng thời bảo đảm kết nối giao thông liên vùng.
Bên cạnh những tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Mỹ Phước Tân Vạn… hiện nay tỉnh đang tập trung chuẩn bị khởi công tuyến đường Thủ Biên - Đất Cuốc, đường Bắc Tân Uyên, Phú Giáo- Bàu Bàng và hoàn thành tuyến đường Bàu Bàng - Mỹ Phước Tân Vạn. Những công trình giao thông này sau khi hoàn thành sẽ tạo động lực phát triển trong thời gian tới, đồng thời tạo nên sự kết nối liên vùng giữa Bình Dương với TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu với các đại biểu về việc xây dựng thành phố thông minh trong tương lai qua mô hình. Ảnh: T.D
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, cho biết trong những năm qua, mặc dù trong điều kiện ngân sách có hạn song tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và nâng cấp, chỉnh trang đô thị; từng bước đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường… Nhiều công trình, dự án đầu tư hoàn thành được đưa vào khai thác, sử dụng đã tạo diện mạo mới cho tỉnh.
Từ năm 2016 đến nay, trên cơ sở thực hiện đột phá chiến lược về “Hạ tầng đồng bộ, hiện đại” trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành Chương trình số 23-CTr/TU về huy động và phát huy các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Đến nay, chương trình đã đạt được một số kết quả. Cụ thể, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2017 ước đạt trên 154.000 tỷ đồng, tăng 11,7%/năm. Trong đó, vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là 61.240 tỷ đồng, chiếm 39,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Bước đầu huy động, thu hút nhiều nguồn lực xã hội với nhiều phương thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông đối ngoại quan trọng trong tỉnh theo hướng đồng bộ liên hoàn.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện theo kế hoạch đối với các dự án, công trình trọng điểm theo Chương trình số 22-Ctr/TU của Tỉnh ủy và Quyết định số 3584/ QĐ-UBND ngày 26-12-2016 của UBND tỉnh. Trong đó, đối với các dự án, công trình mang tính kết nối vùng, UBND tỉnh tiếp tục tăng cường chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa công trình vào sử dụng. Đối với các dự án chậm tiến độ, tỉnh sẽ tập trung xác định nguyên nhân, có giải pháp tháo gỡ cụ thể để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án. UBND tỉnh cũng tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, trong đó có nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước, nguồn lực xã hội hóa trong đầu tư các công trình, dự án đô thị trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng đô thị mới gắn với thành phố thông minh
Tập trung đầu tư xây dựng đô thị mới tại phường Hòa Phú- Phú Tân thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương là một trong những mục tiêu cụ thể trong phát triển đô thị Bình Dương đến năm 2020 mà Chương trình 22 của Tỉnh ủy về “Phát triển đô thị theo hướng văn minh hiện đại, giàu đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân” đã đề cập. Theo đó, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại, bảo đảm kết nối liên hoàn với khu vực và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong khu liên hợp có diện tích gần 4.200 ha này, tỉnh dành hơn 2.000 ha để phát triển các khu công nghiệp kỹ thuật cao, 900 ha phát triển các khu dịch vụ cao cấp và 1.000 ha phát triển các khu đô thị, dân cư. Điểm nhấn của khu liên hợp chính là thành phố mới Bình Dương được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, đạt chuẩn quốc tế.
Thành phố mới Bình Dương được triển khai xây dựng với quy mô 1.000 ha, được định hình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Do vậy, việc đầu tư xây dựng thành phố mới Bình Dương được triển khai theo hướng không chỉ kết nối chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh, mà còn liên thông một cách thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật - kinh tế với các tỉnh, thành lân cận trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những năm gần đây, thành phố mới Bình Dương đang từng bước trở thành một đô thị hiện đại với nhiều công trình tiêu biểu, đạt chuẩn quốc tế được đưa vào sử dụng, như Trung tâm Hội nghị và Triển lãm, Trung tâm Thể dục thể thao, trường Đại học Quốc tế Miền Đông, trường Đại học Việt - Đức, Khu công nghiệp kỹ thuật cao, công trình nhà ở xã hội, công trình phục vụ hoạt động của cộng đồng… Khu đô thị mới tại phường Hòa Phú - Phú Tân đang từng bước khẳng định là đô thị trung tâm, qua đó hỗ trợ phát triển các đô thị vệ tinh trong vùng, góp phần bảo đảm phát triển hài hòa, bền vững.
Song song với việc tập trung xây dựng đô thị trung tâm, tỉnh Bình Dương đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch Đề án thành phố thông minh (TPTM). Đến nay, tỉnh đã lập kế hoạch, lộ trình thực hiện Khung kiến trúc và giải pháp xây dựng đô thị thông minh tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, tỉnh đã chính thức được công nhận là thành viên của Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) và đã đăng cai tổ chức thành công cuộc họp lần thứ 11 của Đại hội đồng WTA tại Bình Dương vào đầu tháng 10- 2018. Đề án TPTM Bình Dương giai đoạn 2016-2021 hướng tới 4 lĩnh vực: Con người (lực lượng lao động), công nghệ (nghiên cứu và phát triển), cộng đồng doanh nghiệp (doanh nghiệp và quan hệ doanh nghiệp), cơ sở hạ tầng và chất lượng sống của người dân. Để đề án đi vào hoạt động nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao, tỉnh Bình Dương tham khảo mô hình hợp tác “ba nhà” (Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp) từ đề xuất của các chuyên gia Hà Lan. Theo đó, trường đại học tạo ra các ý tưởng mới, doanh nghiệp là chủ sở hữu của các sản phẩm công nghệ mới, chính quyền hỗ trợ thực hiện các ý tưởng và khởi nghiệp.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) năm 2018 được tổ chức từ ngày 10 đến 12-10 tại Bình Dương, các chuyên gia đã đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm cũng như cách làm bài bản của tỉnh trong việc xây dựng TPTM. Trong thời gian tới, với vai trò là thành viên của WTA, chính quyền tỉnh Bình Dương cam kết sẽ xây dựng giải pháp cụ thể trong việc triển khai sứ mệnh WTA; tập trung tạo dựng quan hệ hợp tác hữu cơ, chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và khu vực với các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp vì sự thịnh vượng chung và cuộc sống hạnh phúc của người dân.
“Ba đối tượng chính trong TPTM là chính quyền - doanh nghiệp - người dân, trong đó người dân được thụ hưởng cuộc sống với nhiều tiện ích, được hưởng nền giáo dục thông minh, cơ hội việc làm, thăng tiến, giải trí đa phương tiện, được chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an sinh xã hội. Đối với doanh nghiệp, đây là môi trường khởi nghiệp năng động, tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh doanh, thủ tục thuận tiện, tiếp cận dễ dàng đến đối tượng khách hàng. Đột phá đối với chính quyền là giảm tải thủ tục hành chính công, xử lý các vấn đề khủng hoảng nhanh chóng, tạo ra niềm tin nơi chính quyền, bảo đảm phát triển thành phố bền vững, duy trì môi trường tự nhiên, sử dụng hiệu quả hạ tầng, qua đó giúp giảm chi phí cho người dân”.
(Ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh)