Quy định mới loại bỏ tư duy 'xe to đền xe nhỏ' khi xảy ra tai nạn_keo nha cai 5.net
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa cho biết,địnhmớiloạibỏtưduyxetođềnxenhỏkhixảyratainạkeo nha cai 5.net tại Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đang được Chính phủ trình Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới mang tính tích cực, nhân văn và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Dự thảo Luật này có nhiều điểm mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như: quy định về đấu giá biển số xe, quản lý đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe; trừ điểm trên giấy phép lái xe; quy định về dừng đỗ xe;… đã được VietNamNet đề cập đến.
Một điểm rất tích cực cũng được “luật hoá” chi tiết trong dự thảo Luật, đó là giải quyết tai nạn giao thông sẽ căn cứ vào lỗi vi phạm của cá nhân, tổ chức liên quan, bỏ hoàn toàn tư duy “xe to phải đền xe bé”.
Khi xảy ra tai nạn, Cảnh sát giao thông sẽ điều tra, xác minh, xác định rõ nguyên nhân, hậu quả để làm căn cứ bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. |
Đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho rằng, tai nạn giao thông đường bộ là sự việc không ai mong muốn, nhưng nếu xảy ra tai nạn thì phải giải quyết, xử lý nên cần quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức có liên quan; có sự kết nối giữa các cơ sở dữ liệu.
“Tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định nhưng giản đơn, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, tản mát ở vài điều luật, chủ yếu hướng dẫn tại các thông tư của các bộ, hiệu lực pháp lý chưa cao”, đại diện Cục Cảnh sát giao thông nói.
Vị này cho rằng, trong dự thảo Luật mới, nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông phải căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, xác định rõ nguyên nhân, hậu quả để làm căn cứ bồi thường.
Cụ thể, tại Điều 57 dự thảo Luật quy định rõ: “Điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông phải làm rõ nguyên nhân do con người, do cơ sở hạ tầng giao thông hay do phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc các yếu tố bất ngờ gây ra làm căn cứ xác định trách nhiệm của người có liên quan trong vụ tai nạn; trách nhiệm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc quản lý nguồn nguy hiểm gây tai nạn".
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông khẳng định: “Những hành vi vi phạm do cá nhân, tổ chức thực hiện phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Không có chuyện cứ tai nạn là xe to phải đền xe nhỏ”.
Dự thảo luật mới cũng quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; trách nhiệm của cơ quan Y tế; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; trách nhiệm của cơ quan Công an; trách nhiệm của cơ quan Quân đội; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị bảo trì, khai thác đường bộ và cơ quan, đơn vị đăng kiểm; trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm
Đồng thời, nêu rõ lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông dùng chung; quy định cách thống kê, báo cáo đánh giá chỉ số tăng, giảm về tai nạn giao thông cho phù hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới theo cách tính số vụ, số người chết, số người bị thương trên 100.000 dân, trên 10.000 phương tiện giao thông và thời hạn tính chết do tai nạn giao thông trong 30 ngày, kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn.
Với 8 chương 93 điều, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo) bao gồm các nội dung quy định về: Hệ thống báo hiệu đường bộ; quy tắc giao thông đường bộ; phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; tổ chức chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; thực thi pháp luật và trách nhiệm pháp lý; quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Đây là dự thảo Luật được Bộ Công an chủ trì soạn thảo, tách biệt hẳn với phần Hạ tầng giao thông đường bộ (do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo) khỏi Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành. Hiện, dự thảo Luật đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua.