您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Phường Tân Bình (Dĩ An): Nhớ một thời lịch sử hào hùng_wolfsburg – stuttgart 正文

Phường Tân Bình (Dĩ An): Nhớ một thời lịch sử hào hùng_wolfsburg – stuttgart

时间:2025-01-26 04:28:08 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Phường Tân Bình (Dĩ An): Nhớ một thời lịch sử hào hùng_wolfsburg – stuttgart

Trong những ngày này,ườngTânBìnhDĩAnNhớmộtthờilịchsửhàohùwolfsburg – stuttgart về lại phườngTân Bình (TX.Dĩ An) được nghe lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông năm xưa vàđược chứng kiến những việc làm đền ơn đáp nghĩa với nhiều công trình trân trọngvà ý nghĩa, ai trong chúng tôi cũng không khỏi xúc động...

Những trang sử oai hùng

Từtrụ sở UBND phường Tân Bình, chúng tôi ngược xe về khu phố Tân Phước. Con đườngmả 35 trải dài, uốn lượn trong khu phố từ lâu đã đi vào lịch sử. Đi trên conđường đã từng xảy ra sự kiện “Mả 35” (năm 1947) và trận đánh suối Mạch Máng(1968), cảm xúc về dòng lịch sử hào hùng nơi đây lại ùa về.

 Bia tưởng niệm truyền thống trậnđánh cuối Mạch Máng (suối Sọ)

“Mả35” vẫn còn đó như nhắc nhở thế hệ con cháu Tân Bình về tội ác dã man của giặcPháp. Tháng 3-1947, lính Pháp và Cao Đài mở cuộc hành quân càn quét khu vực lòđường An Phú thì lọt vào ổ phục kích của ta. Trên đường tháo chạy ngang qua ấpTân Phước, hễ gặp đàn ông là chúng bắt theo về đồn. Đến 12 giờ trưa ngày 14-3-1947,chúng đưa 30 người bị bắt ra bắn, rồi bắt thêm 5 người khác đào huyệt và hànhquyết, vùi tất cả 35 người chung một hố chôn tập thể.

Đếnthời kỳ chống Mỹ, cuộc chạm trán giữa quân ta và 2 tiểu đoàn lính Mỹ diễn ra ácliệt. Quân địch huy động 30 xe tăng càn vào nhưng không chiếm được trận địa. Bộđội, du kích của ta kiên cường bám trụ, chiến đấu đến cùng. Tân Phước chìmtrong lửa đạn, quân địch và quân ta đều tổn thất nặng nề. Hơn 100 cán bộ, chiếnsĩ của ta hy sinh. Máu loang đỏ cả dòng suối, sau này người dân nơi đây gọi làsuối Sọ.

Trảiqua 2 cuộc kháng chiến, với truyền thống hào hùng vừa nuôi quân, vừa đánh giặc,Tân Bình ngày nay đã làm nên trang sử hào hùng của miền Đông gian lao mà anhdũng.

Đời đời ghi nhớ công ơn

Đểghi nhớ công ơn các anh hùng đã hy sinh cho độc lập dân tộc, người dân Tân Bìnhhôm nay không chỉ xây dựng bia tưởng niệm các liệt sĩ mà còn thực hiện tốtchính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cuộc sống cho người có công với cách mạng.Bằng hình thức xã hội hóa, nổi bật nhất là các hộ dân ở Tân Bình đã hùn, đổiđất ở khu vực ven suối Sọ để xây dựng bia tưởng niệm truyền thống suối MạchMáng (suối Sọ) với kinh phí 1,4 tỷ đồng. Công trình hoàn thành đúng 40 năm kỷniệm ngày xảy ra trận chống càn; đồng thời, khu chứng tích tội ác thực dân Pháp- Mả 35 cũng được trùng tu vào năm 2010, kinh phí gần 1 tỷ đồng. Hai công trìnhnày mang ý nghĩa lịch sử to lớn như những tài sản quý giá để giáo dục thế hệtrẻ khẳng định và tự hào truyền thống anh hùng của quê hương Tân Bình. 

 Má Nguyễn Thị Xem dùng am tự làm hầmbí mật che giấu cán bộ

Chủtịch Hội Cựu chiến binh phường Tân Bình Nguyễn Thu Hải, cho biết tiếp bướctruyền thống đã ghi danh, bia tưởng niệm và Mả 35 là hai công trình biểu tượngtinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc để thế hệ trẻ tìm hiểu và học tập.“Để phát huy truyền thống đó, hàng năm, vào các ngày lễ lớn, Hội Cựu chiến binhluôn phối hợp với các trường THCS tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sửhào hùng của quê hương nhằm nâng cao nhận thức và hành động yêu nước của họcsinh; đồng thời phối hợp với các đoàn thể khác, hội còn ra quân dọn dẹp vệsinh, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nước, vì quê hương Tân Bình.

KIM HÀ

Thương binh 2/4 Đinh Thị Thảo (tự ÚtẺn): Tôi tham gia cách mạng từ lớp nhất (lớp 5). Ban đầu tôi làm giao liên,giấu thư vào trong gấu áo và quai nón để giữ thông tin. Vào sinh ra tử đã nhiềunhưng tôi vẫn nhớ nhất là trận càn ở suối Sọ. Lúc đó, quân ta vừa chiến đấu,vừa nương theo đường suối rút về Bình Trị, bên trên máy bay địch quần vũ, tôivẫn nhớ mãi những lời cuối cùng mà chị Năm Lang, Huyện đội phó trăng trối:“Chắc chị không sống nổi nhưng em và đồng đội hãy chiến đấu bảo vệ quê hương”.Lời nói đó cứ thôi thúc tôi mãi trên suốt chặng đường chiến đấu.

Thương binh 3/4 Lê Đức Phong (tự HaiPhong): Năm 1968, tôi làm y tá trưởng quân y đảm nhiệm việc cứu thương bệnhbinh chiến trường. Trận càn ngày hôm đó luôn để lại một dấu ấn kinh hoàng trongtôi. Diễn ra từ sáng đến tận đêm mới im tiếng súng. Khoảng 21 - 22 giờ, tiếngsúng vẫn còn rải rác, chúng tôi lần về địa điểm tập kết tại nhà ông Phan VănTrang, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; rà soát lại thì đội du kích 9 người chết 6 còn3. Trong khi đó, đơn vị chủ lực còn khoảng 40 người, tất cả đều bị thương.Trong tâm trí tôi vẫn còn nhớ như in, Mỹ đánh dồn, đánh rát, huy động xe tăngvà cả trực thăng, pháo bắn gần như trái này chồng trái kia. Quân ta ứng chiếntrong tình thế lực lượng ít và địa hình không thuận lợi, nên anh em không còncon đường nào khác là cầm súng kiên cường chống trả đến hơi thở cuối cùng.

TRỊNHHOÀNG (ghi)