Tại buổi làm việc vớiBan Thường vụ Tỉnh ủy,ìnhDươngthựcsựlàđiểmsángđểcácđịaphươnghọctậpkinhnghiệkết quả fiorentina hôm nay Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung đãbáo cáo với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về tình hình kinh tế - xã hội 10tháng năm 2012. Nhờ triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm ansinh xã hội, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 108.941 tỷ đồng, tăng12,9%, dự kiến đến cuối năm tăng 16%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịchvụ tăng 27,2%, dự kiến đến cuối năm tăng 30%. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởngkhá và ổn định, đạt 9,5 tỷ đô-la Mỹ, tăng 15,75% so với cùng kỳ; dự kiến đến cuốinăm đạt 12,2 tỷ đô-la Mỹ, tăng 18%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 7,8 tỷ đô-la Mỹ,tăng 9,6%, dự kiến đến cuối năm đạt 10,2% đô-la Mỹ, tăng 12%.
10 tháng qua, Bình Dương cũng đã thu hút 11.010 tỷ đồng vốnđầu tư trong nước, nâng tổng số lên 13.306 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vớitổng vốn 102.471 tỷ đồng và thu hút 2,589 tỷ đô-la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài,nâng tổng số lên 2.108 dự án với tổng vốn 17,306 tỷ đô-la Mỹ. Phân tích tìnhhình hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, Chủ tịchUBND tỉnh Lê Thanh Cung, cho biết 10 tháng qua, toàn tỉnh có 455 doanh nghiệp gặpkhó khăn, đa số là DN vừa và nhỏ. Nguyên nhân là do công nghệ, năng lực và quymô hạn chế, sức cạnh tranh kém, thị trường không có và sản xuất - kinh doanhkém hiệu quả.
undefinedundefinedundefined
“ Dù bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng Bình Dương vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, đưa ra nhiều chính sách bảo hiểm xã hội tốt cho người lao động, đặc biệt là chương trình nhà ở cho công nhân, lao động, người thu nhập thấp. Đây là điều đáng khích lệ, thực sự là điểm sáng để các địa phương trong cả nước học tập kinh nghiệm.”
Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng đạt 72,2% dự toán của tỉnh,tăng 1% so với cùng kỳ. Dự kiến đến cuối năm tổng thu cao nhất sẽ đạt 89% dựtoán. Trước tình hình khả năng thu ngân sách sẽ không đạt dự toán đề ra, do hoạtđộng sản xuất - kinh doanh của DN gặp khó khăn, đồng thời thực hiện chính sáchmiễn giảm, gia hạn thuế của Nhà nước, Bình Dương đã triển khai các giải pháptháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, huy động nhiều nguồn vốn để pháttriển mạnh hạ tầng kỹ thuật; đẩy mạnh chương trình nhà ở xã hội; triển khaithành lập quỹ bảo lãnh vay vốn hỗ trợ DN vừa và nhỏ, tạo động lực phát triểnkinh doanh và môi trường thu hút đầu tư.
Báo cáo về việc triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡkhó khăn cho sản xuất - kinh doanh, Chủ tịch UBND tỉnh nói, Bình Dương đã kịpthời triển khai Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10-5-2012 của Chính phủ. Tổ chức gặpgỡ, tiếp xúc với đại diện các DN và hiệp hội ngành hàng để giải quyết các khókhăn, vướng mắc giúp DN ổn định và vượt qua khó khăn; đẩy mạnh công tác xúc tiếnđầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; chỉ đạo cácngành thuế, hải quan triển khai sâu rộng cho tất cả các đối tượng được hưởngchính sách miễn, giảm, gia hạn thuế của nhà nước…
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung cũng kiến nghị Chính phủcho thực hiện điều tiết thuế xuất nhập khẩu như tỷ lệ điều tiết thuế nội địa là40/60; điều chỉnh Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11- 12-2008 của Chính phủ vềquy định chi tiết thực hành Luật Thuế thu nhập DN, cho tiếp tục thực hiện chínhsách ưu đãi đối với các DN đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung như trướcđây. Xem xét tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế trong năm2013. Xem xét, hỗ trợ vốn trái phiếu Chính phủ theo chương trình mục tiêu dự ánnhà ở xã hội, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 trởđi.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương TấnSang đánh giá dù bối cảnh chung còn nhiều khó khăn, nhưng Bình Dương vẫn duytrì tốc độ tăng trưởng khá cao, đưa ra nhiều chính sách bảo hiểm xã hội tốt chongười lao động, đặc biệt là chương trình nhà ở cho công nhân, lao động, ngườithu nhập thấp. Đây là điều đáng khích lệ, thực sự là điểm sáng để các địaphương trong cả nước học tập kinh nghiệm.
Tuy nhiên, dù con số dự án đầu tư không ngừng tăng lên,nhưng về cơ bản, công nghiệp Việt Nam phần nhiều vẫn là gia công. Chia sẻ vớinhững suy nghĩ của lãnh đạo các ban, ngành tỉnh Bình Dương về lợi thế cạnhtranh của Việt Nam giảm dần, Chủ tịch nước cho rằng, trước sức ép của việc hộinhập khu vực và quốc tế, việc hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của các DN là hếtsức quan trọng. Thời gian qua, một số chính sách của Việt Nam thay đổi nhanh, cầnphải ổn định để tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng lưu ý để giữ vững và ổn địnhnhịp độ phát triển, Bình Dương cần quan tâm đến chất lượng tăng trưởng, chínhsách hỗ trợ DN; quan tâm đào tạo nghề lực lượng lao động có trình độ tay nghềcao; chủ động tham vấn một số nước có kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư nướcngoài; tìm thị trường mới để mở thêm đầu ra cho sản phẩm của các DN trong tỉnh;chú ý đến những kiến nghị chính đáng của DN, có biện pháp tháo gỡ khó khăn giúpDN phát triển ổn định, để DN tích cực đóng góp nhiều hơn vào tiến trình pháttriển của tỉnh nhà.
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp gỡ với70 DN đại diện cho gần 15.000 DN trên địa bàn.
Lắng nghe ý kiến của các DN, Chủ tịch nước Trương Tấn Sangđánh giá cao nỗ lực của các DN đã góp phần vào sự phát triển của tỉnh BìnhDương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Chia sẻ với những khó khăn củacác DN trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới đang gặp khó khăn, Chủ tịchnước nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước đã và đang có những chính sách để tháo gỡ chocác DN phát triển. Năm nay, chúng ta quyết tâm kiềm chế lạm phát xuống một consố, do đó các DN cũng cần chia sẻ mục tiêu này. Chủ tịch nước khẳng định khi kiểmsoát được lạm phát, tới đây sẽ có mở dần tín dụng đầu tư, ổn định lãi suất chovay, kết hợp với những giải pháp khác nhằm tháo gỡ khó khăn đối với DN phát triển.
Làm việc với các cơ quan tư pháp, Chủ tịch nước Trương TấnSang đánh giá cao hoạt động của các cơ quan tư pháp tỉnh đã góp phần bảo đảm anninh trật tự trên địa bàn. Chủ tịch nước cũng lưu ý là địa phương có tốc độphát triển nhanh, tội phạm diễn biến phức tạp, do đó cần phải đặc biệt chú ýcông tác phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm mới trong lĩnh vực viễn thông,tin học và tội phạm mang yếu tố nước ngoài... Chủ tịch nước nhấn mạnh kinh tếcàng phát triển thì tội phạm phải càng giảm. Làm được điều đó cùng với sự nỗ lựcchung, các ngành tư pháp phải thể hiện được vai trò của mình bảo đảm sự nghiêmminh của pháp luật.
Ðề cập đến công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp, Chủ tịchnước nhấn mạnh, lãnh đạo các ngành công an, kiểm sát, tòa án cần phải có đề xuấtcụ thể các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là các quy định trong việcchuẩn hóa đội ngũ cán bộ, làm sao tạo sự đồng bộ trong đào tạo cán bộ ngành tưpháp. Về cơ sở vật chất, cùng với hỗ trợ của Trung ương, tỉnh cần tập trung đầutư xây dựng trụ sở, trang bị cơ sở vật chất khang trang, thể hiện sự uy nghiêmcủa cơ quan bảo vệ pháp luật.
MAI HUY - NGỌC TÙNG