Theảmsứchútvớiduhọcsinhvìkeo bd hôm nayo thống kê từ các trường, số lượng sinh viên quốc tế nộp đơn xin học tập tại Anh tiếp tục giảm mạnh do nước này quyết định hạn chế thị thực đối với nhóm du học sinh.
Trước đây, theo chương trình visa làm việc sau tốt nghiệp (Graduate Route), Anh cho phép các sinh viên ở lại hai năm (đối với du học sinh), hoặc ba năm (đối với nghiên cứu sinh tiến sĩ).
Báo cáo của Uỷ ban Tư vấn Di cư (MAC) gửi lên chính phủ vào thứ Ba tới đây sẽ quyết định việc Anh có thể huỷ bỏ, hoặc giảm thời gian cư trú đối với nhóm sinh viên quốc tế.
Theo Creative UK, tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp sáng tạo, quyết định trên sẽ làm giảm sức hút của Anh trong mắt sinh viên quốc tế. Nhiều học sinh tài năng có thể sẽ không lựa chọn Anh để học tập, gây thiệt hại lớn cho ngành nghề đang được định giá 108 tỷ bảng/năm.
Cuộc khảo sát đối trong Hiệp hội Liên lạc Quốc tế (BUILA) của các trường đại học ở Anh cũng đưa ra dự đoán tương tự. Thực tế, nhiều trường đã ghi nhận số học sinh đăng ký các chương trình nghiên cứu sinh giảm 27% so với năm ngoái, được cho là tác động của chính sách hạn chế người nhập cư. Con số này có thể giảm hơn nữa khi có quyết định trực tiếp về thời gian ở lại của du học sinh.
Creative UK và Universities UK đã gửi chung một lá thư đề nghị chính phủ cân nhắc kế hoạch đối với thời gian cư trú sau tốt nghiệp với du học sinh. Nội dung của lá thư khẳng định nhóm sinh viên quốc tế đóng vai trò tối quan trọng trong nhóm ngành Nghệ thuật – Sáng tạo tại Anh, ngành đang được đánh giá cao hơn một số lĩnh vực tiêu biểu của Anh như: Công nghệ hàng không vũ trụ, Khoa học đời sống hay Công nghiệp ô tô.
“Jimmy Choo hay DJ Peggy Gou, những gương mặt nổi bật mới của thế hệ trẻ trong lĩnh vực của họ về thời trang, âm nhạc và nhiều các bạn trẻ tài năng khác, đang học tập tại các trường học của Anh cho thấy vai trò và sức hút của chúng tôi với các sinh viên quốc tế. Sau quyết định tăng phí cấp thị thực cũng như yêu cầu thu nhập tối thiểu ảnh hưởng tới du học sinh, chính sách visa sau tốt nghiệp sẽ là yếu tố quyết định các bạn có đăng ký học tập và ở lại đóng góp cho các ngành công nghiệp Sáng tạo đầy triển vọng của chúng ta hay không”.
Trả lời phỏng vấn của kênh Sky News, bà Sally Mapstone, Phó Hiệu trưởng trường Đại học ST Andrew, cũng khẳng định: “Nhóm du học sinh có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Anh cũng như trong môi trường việc làm. Học phí của các du học sinh là nguồn thu chính của nhiều trường Đại học. Nếu quyết định hạn chế thị thực sau tốt nghiệp được thông qua, điều đó sẽ hạn chế số sinh viên quốc tế học tập tại Anh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều lĩnh vực của đất nước”.
Viện Hàn lâm Anh quốc cũng chỉ ra nguy cơ với Uỷ ban Tư vấn Di cư về vấn đề thị thực với du học sinh sẽ “làm ảm đạm môi trường học tập và nghiên cứu tại Anh”. Số lượng du học sinh giảm sẽ gây áp lực lên tình hình tài chính của nhiều trường, có thể dẫn đến việc đóng cửa một số ngành học và dư thừa nhân viên.
Những lo ngại về vấn đề thị thực của sinh viên đã dấy lên từ tháng Ba năm nay, khi Bộ trưởng bộ Nội vụ James Cleverly đã uỷ quyền cho MAC để giải quyết vấn đề lạm dụng visa để người thân của những du học sinh được nhập cảnh.
Trong bối cảnh các trường học lo ngại về quyết định sắp tới, phát ngôn viên của Chính phủ Anh cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ý và ghi nhận những đóng góp của các du học sinh đối với nước Anh. Chính phủ sẽ tìm ra phương án thích hợp để giải quyết vấn nạn người nhập cư và đảm bảo quyền lợi của nhóm sinh viên quốc tế”.
(Theo The Guardian)
Cựu sinh viên Việt tại ĐH Oxford chỉ sai lầm kinh điển khi 'săn' học bổng du họcSa đà vào việc than vãn, “kể khổ” để xin học bổng từ trường, không đưa ra định hướng rõ ràng của bản thân, liệt kê dày đặc thành tích... là những sai lầm khiến ứng viên dễ trượt khi nộp hồ sơ du học.