Vụ đổ chất thải lên bé 2 tuổi để đòi nợ: Trẻ sẽ bị sang chấn tâm lý_kèo tỷ lệ bóng đá
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 16:05:58 评论数:
Khi trẻ bị cuốn vào mâu thuẫn,ụđổchấtthảilênbétuổiđểđòinợTrẻsẽbịsangchấntâmlýkèo tỷ lệ bóng đá xung đột của người lớn
Ngày 21/4, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ bế bé trai khoảng 2 tuổi và bị người khác tạt chất bẩn lên người. Các hình ảnh tại đoạn clip cho thấy, chất bẩn chảy từ đầu xuống mặt mũi, quần áo 2 nạn nhân.
Bị tấn công bất ngờ, cả người phụ nữ và bé trai bật khóc. Trong khi đó, một phụ nữ khác cầm xô nhựa đứng bên lề đường lớn tiếng chửi mắng, đe dọa 2 nạn nhân.
Những hình ảnh trong clip trên khiến người xem bức xúc và đặc biệt xót xa cho bé trai. Vụ việc được xác định xảy ra tại nhà chị C.T.G. (SN 1981, ngụ xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên). Đối tượng tạt chất bẩn là N.T.C. (SN 1965, ngụ cùng địa phương).
Hình ảnh vụ việc bé trai và mẹ bị đổ phân trộn với dầu hỏa vào người ở Phú Yên. (Ảnh cắt từ clip). |
Làm việc với cơ quan chức năng, bà C. cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc, bà sang nhà chị G. đòi nợ nhưng không được. Đôi bên xảy ra cự cãi. Tức giận, bà C. buông lời lẽ hăm dọa rồi tạt phân trộn với dầu hỏa lên người chị G. và bé 2 tuổi-con của chị G..
Việc bé trai 2 tuổi vô tình trở thành nạn nhân của mâu thuẫn giữa chị G. và bà C. khiến dư luận vô cùng bức xúc. Bé trai được xác định bị tổn thương về mặt tinh thần và thể chất.
Trao đổi với VietNamNet, chuyên gia tâm lý Lê Khanh, chuyên khoa Tâm lý lâm sàng trẻ em, phòng Tư vấn tâm lý Gia đình & Trẻ em nhận định, bé trai trong vụ việc trên có thể sẽ ít bị tổn hại về thể chất. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, đây sẽ là một sang chấn tâm lý nghiêm trọng.
“Sang chấn này càng đặc biệt nghiêm trọng khi bé rơi vào tình huống chứng kiến người tạt chất bẩn đang uy hiếp, chửi bới mẹ của mình. Đây cũng là một sự tấn công mang tính bạo hành bằng lời nói. Có thể bé chưa hiểu, nhưng thái độ và âm lượng của người này đủ để tạo nên một tình huống căng thẳng cho trẻ”, chuyên gia này phân tích.
Cũng theo anh, sang chấn tâm lý có thể khiến trẻ em hoảng hốt, kinh hãi hoặc gây ra những vấn đề về thể chất. Khi sang chấn tâm lý, trẻ có thể bỏ ăn, khó ngủ, dễ gặp ác mộng... thậm chí có thể rối loạn tiêu hóa hay bài tiết hoặc gây ra những ám sợ lâu dài.
Điều đáng buồn, những vụ việc như trên không còn là chuyện hy hữu. Thậm chí, trẻ em trở thành nạn nhân của các cuộc xung đột, mâu thuẫn ngay trong chính gia đình mình. Theo chuyên gia Lê Khanh, hiện nay, nhiều trường hợp trẻ em bị lôi cuốn vào các mâu thuẫn của người lớn.
Trong hoàn cảnh này, đứa trẻ vô tình trở thành nạn nhân khi phải chứng kiến các cuộc cãi vã, xung đột của cha mẹ, người thân. Thậm chí, có trường hợp, trẻ bị biến thành “con tin”, “vũ khí” để người lớn đe dọa lẫn nhau. Như vậy trẻ em sẽ chịu những vết thương tâm lý sâu sắc, lâu dài.
Nguy cơ khi để trẻ thành nạn nhân của bạo lực
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh phân tích: “Việc trở thành nạn nhân của một tình huống bạo lực, chắc chắn để lại trong tâm trí các em những ấn tượng mang tính ám ảnh. Các em sợ hãi những môi trường, không gian, thậm chí cả những hình ảnh, công cụ đã gây ra sự đau khổ cho mình”.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc cha mẹ bất hòa, căng thẳng, thậm chí cãi nhau, đánh nhau sẽ để lại cho trẻ những sang chấn tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Những ảnh hưởng này gồm: Trẻ không tự tin, cô đơn, tự kỷ, trở nên hung hăng, bạo lực, có xu hướng tự tử.
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh. |
Chuyên gia Lê Khanh phân tích: “Nếu được thụ hưởng một nền giáo dục tích cực và lành mạnh, không áp đặt, không đòn roi hay bị coi thường, các em sẽ tự tin, mạnh dạn và có khả năng bảo vệ bản thân trước những tác hại về thể chất, tinh thần”.
“Ngược lại, một đứa trẻ phải lớn lên trong sự áp đặt hay nuông chiều với những biện pháp giáo dục thiếu tôn trọng hay nghiêm khắc, sử dụng nhiều bạo lực… sẽ trở nên thụ động, rụt rè, rối loạn trong cách ứng xử…”, anh thông tin thêm.
Do đó, chuyên gia này nhận định, thái độ quan tâm và tôn trọng đứa trẻ là cách tốt nhất để không đưa trẻ vào những tình huống mâu thuẫn giữa người lớn. Anh nói: “Trong các xung đột giữa bố mẹ trong gia đình, thậm chí là với người ngoài, chúng ta không thể để cho trẻ chứng kiến chứ đừng nói cho các em tham dự”.
“Nếu ta để ý, trong các phim ảnh về tâm lý hay hành động, khi xảy ra xung đột giữa bố mẹ, trẻ sẽ được yêu cầu đi ngủ hoặc được đưa đến một nơi khác. Đó là cách cơ bản nhất để trẻ không trở thành nạn nhân từ những xung đột, mâu thuẫn của người lớn”, chuyên gia Lê Khanh khuyến cáo.
Ngoài ra, anh cũng cho rằng các bậc phụ huynh phải bảo vệ, chăm sóc con em mình cả về thể chất lẫn tinh thần. “Cha mẹ phải nhận biết và tránh lôi kéo trẻ vào trong các tình huống nguy cơ. Thay vào đó, phụ huynh hãy tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ ngay trong gia đình mình để các em được an toàn và phát triển”, chuyên gia tâm lý Lê Khanh nói.
Nguyễn Sơn
Ngày càng nhiều trẻ em bị xâm hại, người thân cũng trở thành 'yêu râu xanh'
Hiện nay, độ tuổi trẻ bị xâm hại ngày càng nhỏ, người thân cũng dễ dàng trở thành “yêu râu xanh”, nơi tưởng chừng an toàn lại là chốn tội phạm xâm hại trẻ em ẩn náu.