发布时间:2025-01-25 16:50:07 来源:Betway 作者:Nhận Định Bóng Đá
Khi trả lời phỏng vấn của PV VietNamNet,ậubéchănvịtquêHảiPhòngthànhtiếpviênhãnghàngkhôngtopthếgiớđá banh trực tiếp Nguyễn Hữu Giáp (SN 1992, quê ở Hải Phòng) vừa tới Hong Kong (Trung Quốc) tròn một tuần. Anh đang trong giai đoạn đào tạo tiếp viên hàng không mới của Cathay Pacific.
Giáp xem đây là một "hành trình phiêu lưu". Chàng trai Hải Phòng, từng là tiếp viên trưởng ở một hãng hàng không Việt Nam, chấp nhận làm nhân sự mới, bắt đầu cuộc sống ở một quốc gia mới.
Cậu bé chăn vịt có "ước mơ viển vông"
"Năm 19 - 20 tuổi, khi tôi nói về ước mơ trở thành tiếp viên hàng không, những người xung quanh đều lắc đầu, ngăn cản. Với hoàn cảnh khó khăn của gia đình tôi khi ấy, không ai dám tin tôi có thể chạm tay vào ước mơ", 9X tâm sự.
Anh sinh ra trong một gia đình thuần nông tại Tiên Lãng, Hải Phòng. Từ nhỏ, Giáp đã theo bố mẹ ra đồng lùa vịt. Lên cấp 3, Giáp giúp bố mẹ chăn một đàn vịt lớn. Đêm xuống, Giáp ngủ ngoài lều giữa đồng trông vịt, sáng vội vàng đạp xe 7km đến trường.
Thỉnh thoảng, ngồi giữa cánh đồng, ngước lên bầu trời rộng lớn, Giáp vô tình thấy những chiếc máy bay ngang qua. Lúc ấy, ước mơ của anh đơn giản là được một lần đi máy bay.
"Hết cấp 3, do hoàn cảnh gia đình, tôi theo học ngành công nghệ thông tin hệ đào tạo đại học từ xa. Lúc này, tôi biết tới ngành tiếp viên hàng không nhưng nghĩ về khoản tài chính 'khổng lồ' để theo đuổi nghề, ước mơ đành gác lại", Giáp nói.
Năm 2010, Giáp vừa đi học vừa đi làm ở Hải Phòng. Năm thứ nhất đại học, anh đọc được thông tin một khách sạn 4 sao tuyển nhân viên đóng, mở cửa và hỗ trợ hành lý cho khách (Bellman). Anh mang hồ sơ tới ứng tuyển.
Tuy nhiên, Giáp bị từ chối do tiếng Anh quá kém. "Sau đó, do khách sạn thiếu người nên tôi may mắn được tuyển dụng vị trí đứng cửa. Làm ở khách sạn, nhìn các anh chị nhân viên giao tiếp tiếng Anh thành thạo, tôi ngưỡng mộ lắm", Giáp kể.
Không có tiền tham gia các khóa học ngoại ngữ, anh mua từ điển để tự học. Trong căn phòng trọ chật chội, Giáp treo một tờ giấy khổ A0, sử dụng như tấm bảng để ghi ngữ pháp, từ mới.
"Mỗi ngày tôi học một chút. Tôi cố gắng lắng nghe các anh chị tại khách sạn trao đổi với khách hàng. Về nhà, tôi nghĩ về tình huống đó rồi học cách áp dụng", anh kể.
Hai tháng sau, khách sạn tuyển nhân viên lễ tân. Giáp "đánh liều" ứng tuyển. Do tiếng Anh không đủ đáp ứng tiêu chí, Giáp lại bị đánh trượt. Tuy nhiên, người quản lý bộ phận lễ tân nhận thấy sự cầu tiến, chăm chỉ của Giáp nên xin cho Giáp một cơ hội và nhận trách nhiệm đào tạo anh.
"Tôi thực sự biết ơn anh quản lý bộ phận khi ấy. Mỗi ngày anh đều hướng dẫn công việc, chỉ dạy cho tôi. Thậm chí ngày cuối tuần, đáng ra được nghỉ, anh vẫn cần mẫn đồng hành. Có anh là thầy giáo, tôi tiến bộ nhanh thấy rõ", Giáp kể lại.
Khoảng 1 năm sau, chàng sinh viên đã được tuyển dụng làm quản lý lễ tân khách sạn, khu căn hộ ở một số đơn vị khác. "Những năm 2012, 2013, vừa đi học vừa đi làm, tôi vẫn có mức lương 7,5 triệu đồng. Số tiền đó với tôi rất lớn, không chỉ giúp chi trả tiền học, chi tiêu mà còn gửi về phụ giúp bố mẹ", Giáp nói.
Năm cuối đại học, một hãng du thuyền liên kết với trường đại học của Giáp tuyển dụng nhân viên. Được thầy cô động viên, Giáp tham gia thi tuyển. Anh là một trong số ít sinh viên được tuyển dụng với mức lương gần 1.000 USD (khoảng 18 triệu đồng vào lúc đó).
"Cuộc sống trên du thuyền như một xã hội thu nhỏ, cho tôi gặp gỡ rất nhiều vị khách, ở các tầng lớp, địa vị khác nhau. Tôi được đặt chân tới Hong Kong (Trung Quốc). Tôi bị thu hút bởi sự hiện đại, nhộn nhịp của nơi này. Đó là một trong những lí do khiến 10 năm sau, tôi quyết định thi vào hãng hàng không của Hong Kong".
6 tháng thi trượt 4 lần
Giáp gắn bó với công việc trên du thuyền suốt 4 năm. Công việc này mang tới cho anh nguồn thu nhập tốt, có thể đầu tư cho bản thân và chăm sóc gia đình. Dẫu vậy, ước mơ trở thành tiếp viên hàng không vẫn âm ỉ trong chàng trai.
"Năm 2017, khi có tin 2 hãng hàng không lớn ở Việt Nam tuyển tiếp viên, các đồng nghiệp trên du thuyền động viên tôi thử sức. Họ nói, nếu có thất bại thì trở lại làm nhân viên du thuyền. Nếu tôi không làm gì cả thì chắc chắn tôi đã thất bại", anh kể.
Giáp mang những kinh nghiệm và đam mê của bản thân bước vào kỳ thi tuyển "khắc nghiệt". Anh không ngờ, trong 6 tháng, anh thi 4 lần và trượt cả 4.
"Tôi thi ở Hà Nội trượt, lại đặt vé máy bay vào TPHCM thi tiếp. Thi ở TPHCM trượt, tôi lại đặt vé ra Hà Nội thi. Tôi đã dành rất nhiều tiền tiết kiệm trong 4 năm làm việc để bay đi bay lại, tham gia thi tuyển lần này tới lần khác, nhưng không thành công.
Thực sự lúc ấy, tôi đã có ý định từ bỏ", Giáp thừa nhận.
Sau đó, anh vô tình tìm hiểu và biết tới một giáo viên chuyên đào tạo kỹ năng hàng không tại Hà Nội. Giáp muốn thử thêm một lần. Anh liên lạc với cô giáo, chia sẻ về bản thân và ước mơ. Được cô giáo đồng ý, Giáp lên Hà Nội thuê nhà và bắt đầu khóa đào tạo trong 2 tuần.
"Tôi được cô giáo giảng dạy kỹ về cách thức thi tuyển, tâm lý trong kỳ thi. Sau khóa học, tôi thi đỗ tiếp viên hàng không của hai hãng. Đồng nghiệp của tôi ở du thuyền đều vui, chúc mừng. Bố mẹ tôi rất đỗi tự hào".
Đạt được công việc ước mơ bấy lâu, Giáp không ngừng nỗ lực. Anh làm việc chăm chỉ và kĩ càng.
Chàng tiếp viên tâm niệm: Luôn phải làm hài lòng mọi vị khách.
"Trên mỗi chuyến bay, tôi gặp hàng trăm vị khách, mỗi người có độ tuổi, điều kiện, tính cách khác nhau. Tôi luôn làm hết sức, tận tâm với bất cứ ai. Càng là những cô chú cao tuổi, lần đầu đi máy bay có nhiều bỡ ngỡ, tôi càng cố gắng hỗ trợ.
Tôi luôn hình dung bóng dáng của bố mẹ mình trong những vị khách ấy", Giáp chia sẻ.
Chàng trai luôn muốn thử thách bản thân
Sau khoảng 1 năm, Giáp trở thành tiếp viên trưởng. Hai năm sau đó, anh thi tuyển và trở thành chuyên viên giám sát hình ảnh của đoàn tiếp viên, rồi lần lượt được đảm nhận vị trí giáo viên kiểm tra bay, giảng viên dịch vụ khách hàng.
Có vị trí công việc tốt, thu nhập ổn định, môi trường làm việc tuyệt vời nhưng ở tuổi 32, Giáp vẫn muốn thử thách bản thân để tìm thấy "phiên bản tốt hơn".
Đầu năm 2024, biết tin hãng hàng không của Hong Kong tuyển dụng, Giáp một lần nữa tham gia ứng tuyển. Đây là lần đầu tiên hãng hàng không 5 sao tổ chức đợt tuyển tại Việt Nam.
Anh cũng như các thí sinh đều chưa rõ hình thức phỏng vấn của hãng ra sao, diễn ra như thế nào. Giáp một lần nữa được giáo viên hàng không trước đây hỗ trợ góp ý, cộng thêm kinh nghiệm bản thân để vượt qua các vòng thi.
"Tôi rất ấn tượng với ban giám khảo của hãng hàng không này. Họ thân thiện, gần gũi. Với nhóm thí sinh không may mắn trúng tuyển, các ban giám khảo cũng động viên rất chân thành", anh Giáp cho biết.
Cuối tháng 4, ngay sau bài thi phỏng vấn, anh Giáp được thông báo trúng tuyển. Sau thời gian suy nghĩ, anh quyết định xin nghỉ công việc nhiều người mơ ước, làm thủ tục để sang Hong Kong.
"Hiện giờ tôi cũng như 7 năm trước, được tham gia các buổi đào tạo kỹ năng từ điều cơ bản nhất. Nhưng tôi không hề thấy nhàm chán. Mọi thứ luôn mới mẻ, thú vị.
Tôi cũng tập thích nghi với cuộc sống ở Hong Kong, từ cách đi phương tiện công cộng, làm quen đồ ăn... Bố mẹ luôn ủng hộ tôi thực hiện ước mơ và tự hào về sự cố gắng của tôi. Đó là động lực khiến tôi muốn hoàn thiện hơn nữa", chàng trai chia sẻ.
相关文章
随便看看