Khởi nguồn từ Đảng bộ xã Cây Trường,ệnBàuBàngNhânrộngmôhìnhGầndânsátdâkq vdqg my huyện Bến Cát (nay thuộc huyện Bàu Bàng), mô hình “Gần dân, sát dân” là một trong những hoạt động hiệu quả trong việc cụ thể hóa các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hiện mô hình “Gần dân, sát dân” đang được huyện Bàu Bàng duy trì và nhân rộng ở tất cả các xã trên địa bàn.
Với mục đích thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ giữa năm 2013, mô hình “Gần dân, sát dân” lần đầu tiên được thực hiện tại Đảng bộ xã Cây Trường. Từ đây mô hình bắt đầu lan tỏa ra khắp các địa bàn trong huyện.
Hàng tháng, mỗi cán bộ lãnh đạo của huyện, xã tự sắp xếp một hoặc hai ngày đến gặp gỡ, tiếp xúc với ít nhất 2 hộ gia đình ở địa bàn nơi mình được phân công phụ trách hoặc nơi cư trú. Mỗi cán bộ lãnh đạo khi đến tiếp xúc với dân đều phải trang bị một cuốn nhật ký đi cơ sở để ghi chép cẩn thận các nội dung người dân phản ánh. Các hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình cán bộ hưu trí, đảng viên 40 năm tuổi Đảng trở lên, gia đình tôn giáo tiêu biểu, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, gia đình nghèo, cận nghèo… là những “địa chỉ” được quan tâm trước trong những cuộc tiếp xúc giữa người dân và cán bộ lãnh đạo địa phương.
Lãnh đạo huyện Bàu Bàng đến thăm, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các gia đình chính sách trên địa bàn. Ảnh: TRÍ DŨNG
Ông Trần Văn Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Lai Uyên, cho biết mô hình “Gần dân, sát dân” khi áp dụng ở xã đã mang lại những chuyển biến tích cực trong việc tiếp xúc, giải quyết công việc cho người dân và góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành của Đảng ủy, UBND xã. “Khi cán bộ đến với dân, bà con rất tích cực góp ý kiến. Từ những vấn đề lớn đến những việc thiết thực gần gũi với đời sống thường nhật của bà con như xây dựng đường giao thông, lĩnh vực đất đai, giải quyết chế độ chính sách, bảo vệ môi trường…”, ông Hưng nói.