Hai dự án này đã đề xuất các giải pháp cụ thể,ựáncủaViệtNamlọtnhómsángkiếnxuấtsắcnhấtkhuvựcChâuÁreims – lens đổi mới và sáng tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến cũng như khả năng hội nhập thị trường lao động của sinh viên tốt nghiệp thời kỳ hậu Covid-19. Những sáng kiến này cũng đã được tài trợ từ Quỹ ứng phó Covid-19 của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF).
Bàn tròn về giảng dạy trực tuyến với sự tham gia của AUF, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cùng ĐH Quốc Gia Hà Nội
Hợp tác, chia sẻ và trao đổi thông tin đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của giáo dục đại học hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch. Vì thế, dự án thứ nhất hướng tới mục tiêu xây dựng khung pháp lý và cổng dữ liệu quốc gia về tài nguyên giáo dục mở trực tuyến dùng chung cho các trường đại học Việt Nam.
Dự án do Trường ĐH Văn Lang chủ trì, với sự tham gia của Trường ĐH Mở Hà Nội, ĐH Thái Nguyên và Trường ĐH Y Dược Hải Phòng, đồng thời được Bộ GD-ĐT phối hợp thực hiện. Dự án này cũng được triển khai kết hợp với một dự án quốc tế do Bộ Ngoại giao Bulgaria tài trợ.
Với cổng dữ liệu tài nguyên giáo dục mở trực tuyến này, các trường đại học vừa có thể chia sẻ học liệu số của mình, vừa được khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có do các trường khác chia sẻ. Tận dụng những thế mạnh riêng của từng trường, dự án hứa hẹn thiết lập một hệ thống chia sẻ dữ liệu liên trường theo các tiêu chí phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phục vụ nhu cầu trao đổi một cách hợp pháp các học liệu trực tuyến chất lượng cao, không giới hạn thời gian và không gian dành cho các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên.
Về dài hạn, nền tảng này sẽ cho phép hỗ trợ các trường đại học chủ động triển khai giảng dạy trực tuyến, sẵn sàng ứng phó với các tình huống khủng hoảng; góp phần nâng cao năng lực quản trị và đảm bảo chất lượng giảng dạy; xây dựng nguồn tài nguyên số chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời.
Dự án thứ hai sẽ được triển khai tại Trường ĐH Hà Nội, nhằm mục đích nâng cao năng lực hội nhập nghề nghiệp cho sinh viên ngành ngoại ngữ theo định hướng chuyên ngành du lịch, đặc biệt khi phải đối mặt với những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Sinh viên năm 3, 4 và sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành du lịch đã gặp phải rất nhiều trở ngại khi bước chân vào thị trường việc làm trong và sau đại dịch. Chính vì vậy, dự án này ra đời nhằm trang bị cho sinh viên chuyên ngành du lịch những năng lực cần thiết để gia tăng cơ hội tuyển dụng của bản thân sau khi tốt nghiệp.
Hai dự án kể trên nằm trong khuôn khổ Quỹ ứng phó Covid-19 được AUF triển khai lần thứ 2 kể từ năm 2020. Quỹ năm nay có tổng giá trị 1,2 triệu euro nhằm hỗ trợ sáng kiến của các trường đại học trong nhiều lĩnh vực như y tế công cộng, đổi mới giáo dục và tăng cường quản trị đại học trong thời kỳ khủng hoảng.
Sau một quá trình đánh giá và tuyển chọn thông qua các ban chuyên gia khu vực trên toàn thế giới, 56 sáng kiến của 52 trường Đại học thuộc 37 quốc gia đã được duyệt tài trợ với thời gian triển khai nhanh chóng, nhằm đạt được kết quả mong đợi trong vòng 12 tháng, bắt đầu từ tháng 12 năm 2021.
Với Quỹ ứng phó Covid-19 này, AUF mong muốn tái khẳng định vai trò của khối đại học trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội.
L. Nga
Ngày 24/9, hai trung tâm Hướng nghiệp Pháp ngữ (CEF) đầu tiên tại Việt Nam vừa ra mắt tại Hà Nội và TP.HCM.