Chân dung nam sinh làm thơ dí dỏm về Chí Phèo, Thị Nở_ty sô truc tuyên
Với bài kiểm tra độc đáo,ândungnamsinhlàmthơdídỏmvềChíPhèoThịNởty sô truc tuyên nhiều thành viên mạng xã hội gọi Phước là “Thánh thơ”. Tuy nhiên, nam sinh không thích danh hiệu này, vì cậu cho rằng "phô trương".
Bài kiểm tra văn độc đáo của nam sinh chuyên Hóa. |
90 phút hoàn thành bài thơ dài 70 câu
Gần đây, một bài kiểm tra Văn đạt 9 điểm đã khiến dân mạng tò mò. Với đề bài "Nếu em là người làng Vũ Đại…", thay vì viết văn xuôi, học sinh này đã sáng tác 70 câu thơ kể lại câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo và mối tình với Thị Nở (hai nhân vật chính trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao).
Tác giả của bài kiểm tra này là Trần Thế Hoàng Phước, nam sinh lớp 11 Hóa 2, trường THPT Lê Quý Đôn, TP. Vũng Tàu.
Phước nói, nhận được đề bài, học sinh trong lớp không thấy cô giáo yêu cầu phải viết như thế nào. Do không giỏi văn, nam sinh này chuyển sang sáng tác thơ.
Khi miêu tả Chí Phèo từ một người lương thiện trở thành kẻ chỉ thích rạch mặt, ăn vạ khiến dân làng khiếp sợ, Phước viết: “Suốt ngày xỉn rượu say sưa/ Đập đầu ăn vạ chẳng chừa một ai/ Trong tay sẵn có mảnh chai/ Cả làng Vũ Đại chẳng ai dám gần/ Đến nhà cụ Kiến mấy lần/ Tiền kia đổi lại một phần lương tâm”.
Hay đoạn tả cảnh Chí Phèo, Thị Nở gặp nhau trong vườn chuối cũng được nam sinh chuyên Hóa này xây dựng bằng ngôn ngữ hài hước: “Ngờ đâu say rượu một lần/ Chí ta gặp Nở đần đần dở hơi/ Sau lần ngả ngớn lả lơi/ Chí Phèo lại thấy thành thơi muôn phần”.
Cuối bài, Phước còn bày tỏ nỗi lo lắng với giáo viên cũng bằng thơ: “Đến đây em cũng bí rồi/ Văn thơ chấm dứt một thời thăng hoa/ Người nào chẳng có lúc sa/ Vì văn không biết nên là làm thơ/ Mong cô ngoảnh mặt làm ngơ/ Đừng cho không điểm kẻo mờ em toi/ Đồng thời cô cũng săm soi/ Có gì sai sót góp lời cho em”.
Phước chia sẻ, để hoàn thành bài kiểm tra mất 90 phút, gần như không phải chỉnh sửa nhiều.
Cô Lê Thị Lan Hương (giáo viên ra đề) nói bài thơ được viết bằng thể lục bát, ngôn ngữ dí dỏm, hài hước nhưng vẫn giữ nguyên cốt truyện. Với cách làm sáng tạo, Phước hoàn toàn xứng đáng điểm 9 điểm và là một trong những bài làm xuất sắc nhất lớp.
Nữ giáo viên đánh giá, bài làm của Phước đã khơi nguồn cảm hứng khiến cô cũng có lời phê cũng bằng thơ. "Chắc hẳn, khi viết bài, Phước cũng rất mong nhận được sự hồi âm thú vị của giáo viên thay vì nhận xét thông thường", cô Hương nói.
Nhận xét về cậu học trò này, cô Lan Hương đánh giá khả năng môn Văn của Phước chỉ ở mức khá.
Chỉ yêu thơ, không thích văn
Trần Thế Hoàng Phước - tác giả của bài kiểm tra Văn gây xôn xao dân mạng - Ảnh: NVCC. |
Yêu thơ ca từ nhỏ, nhưng đến năm lớp 10, Phước mới có tác phẩm đầu tay. "Chỉ khi nào có cảm hứng, mình mới làm thơ nên số lượng không nhiều", nam sinh tâm sự.
Phước nói không có ý định theo đuổi nghiệp văn chương. Song chính nhờ có thơ ca đã khiến cuộc sống của Phước trở nên vui vẻ, yêu đời hơn và giúp cậu giải tỏa những lúc buồn.
Nam sinh lớp 11 Hóa 2 thừa nhận bản thân có năng khiếu sáng tác thơ nhưng chưa bao giờ đạt điểm 10 môn Văn. Điểm tổng kết môn này của Phước chỉ đạt 7,5.
Khi phóng viên yêu cầu phóng tác một bài thơ dí dỏm giới thiệu về bản thân, nam sinh chuyên Hóa trổ tài: "Mình tên là Phước/ Tính thi ngành Dược/ Học cũng tạm được/ Nhưng lại toàn trượt".
Với bài kiểm tra độc đáo, nhiều thành viên mạng xã hội gọi Phước là “Thánh thơ”. Tuy nhiên, nam sinh không thích danh hiệu này, vì cậu cho rằng "phô trương và quan trọng hóa vấn đề".
Đề mở hạn chế học sinh chép văn mẫu Cô Lê Thị Lan Hương (giáo viên dạy Văn lớp 11 Hóa 2, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP. Vũng Tàu, người ra đề) cho biết bài kiểm tra này có ba câu hỏi để học sinh lựa chọn. Đó là hóa thân thành nhân vật Chí Phèo, Thị Nở hoặc người dân làng Vũ Đại, để kể lại câu chuyện. Khi nhận được đề bài, các em học sinh đều rất hoang mang và không biết phải làm như thế nào. Sau khi đã được cô giáo gợi ý, học sinh lớp này đều cảm thấy hào hứng và viết rất tốt. Nhiều người còn sáng tạo những kết truyện độc đáo, thể hiện quan điểm khác với nhà văn Nam Cao. Đối với học sinh ban tự nhiên, cô Hương cho rằng cần dạy các em những kiến thức cơ bản, ngắn gọn, nhưng phải tìm được cách truyền đạt phù hợp để bài giảng luôn hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc thay đổi phương pháp giảng dạy bằng cách ra đề mở, tạo điều kiện cho các em bày tỏ suy nghĩ của mình cũng khiến môn Văn trở nên hấp dẫn hơn. Đồng thời điều đó cũng hạn chế tình trạng chép văn mẫu của học sinh hiện nay. |
(Theo An Hoàng/ Infonet)