- Để đến được lễ khai giảng sáng nay,ếcáotrắngvàđôidéptrướcgiờkhaigiảkq bayer nhiều em học sinh Vân Kiều phải thức dậy từ 5 giờ sáng, đi bộ cùng mẹ đến trường. Cũng nhiều em phải đi chân đất vì mẹ chưa kịp mua dép, những đôi dép được mua trước giờ khai giảng đã làm nhiều người xúc động… Những đôi dép mua trước giờ khai giảng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trường Xuân, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) năm nay có tất cả 12 lớp, trong đó hai điểm lẻ là Lâm Ninh và Khe Ngang có 7 lớp, 92 em học sinh Vân Kiều. Năm nay, lễ khai giảng được tổ chức đồng loạt trên cả nước nên các em học sinh ở điểm trường lẻ đều đến điểm chính để dự lễ khai giảng.
“Nếu so với điểm chính thì các điểm lẻ nhiều lớp nhưng lại ít học sinh hơn vì địa bàn khá xa và cách trở” thầy Lê Trung Doanh, hiệu trưởng nhà trường cho biết. Từ 5h sáng, rất nhiều gia đình ở các bản xa đã cùng con em mình dậy đi bộ đến trường. Những bản như Khe Ngang thì phải đi mất 1 tiếng rưỡi, bản xa như Na Lâm, Lâm Ninh, Hang Chuồn…thì phải dậy đi sớm hơn.
Vì bố mẹ không kịp mua dép nên nhiều cháu phải đi chân đất đến trường rồi phụ huynh mới đi mua để các cháu kịp dự lễ khai giảng. Sau khi đến, các em được cô giáo phát cờ tổ quốc, mũ ca lô, khăn quàng cho. Mặc bộ áo trắng quần đen tinh tươm, đôi dép màu hồng mới toanh dưới chân, em Hồ Thị Huyền cứ vân vê mãi. “Cả bản Khe Ngang năm nay có 9 em nhưng chỉ được 4 em được bố mẹ chở đi khai giảng, còn lại là đi bộ. Mặc dù từ bản đến điểm trường chính gần chục cây số và phải đi từ 5h sáng nhưng các em đều rất háo hức”, cô Nguyễn Thị Hoài Thu, chủ nhiệm lớp 1C, điểm trường bản Lâm Ninh nói. Và chiếc áo trắng men theo triền đồi sau giờ khai giảng Ngồi ở hàng ghế phụ huynh phía cuối sân trường, chị chị Hồ Thị Dới, phụ huynh cháu Hồ Kỳ Anh, lớp 1C trò chuyện với PV: “Năm nay cháu vào lớp 1 nên mới có áo quần mới, một bộ như thế tôi mua hết 60 ngàn đồng. Chị gái cháu học lớp 5 nên áo quần vẫn mặc lại của năm ngoái. Sau khi khai giảng về, dép mới và áo quần lại được tôi giặt sạch rồi cất vào bao, chỉ khi nào có dịp mới đưa ra mặc. Bình thường học ở bản thì các cháu chỉ mặc áo quần cũ thôi”. Gần còn đỡ, thương nhất là những em ở bản xa như Na Lâm, cả bản 12 hộ dân thì có 12 em từ mẫu giáo đến cấp 2 đi học. Học sinh cấp 2 học bán trú ở trung tâm xã vì nhà cách gần 20km, còn cấp tiểu học và mầm non phải ra bản Khe Ngang cách đó khoảng gần 15km để trọ học vì ở Na Lâm không có điểm trường.
“Trước năm 2012, ở bản chỉ có ba học sinh đến trường vì không có chỗ ở, sau đó gia đình tôi đã ra mượn đất làm nhà cộng đồng để 8 cháu có chỗ ở, yên tâm học hành. Nói là nhà cộng đồng nhưng thực ra chỉ là những tấm ván ghép làm tường, lợp lá cọ. Đến năm nay nhà bị hư chưa có tiền làm lại nên các cháu phải đi xin nhà người quen ở tạm. Khổ nhất là các cháu mầm non, 4 tuổi đã theo anh chị đi học, năm nay cả bản có ba cháu nhưng vì nhà cộng đồng hỏng nên chỉ có con tôi đi học. Sáng nay khai giảng ở điểm trường chính, thấy người đông nên cháu không chịu sang, cứ khóc đòi về. Tôi phải cho cháu ngồi đây chờ chị cháu học lớp 2 khai giảng xong mới đưa cả hai cháu về. Còn bình thường, cứ đến ngày cuối tuần thì nhà nào có xe thì chở, nhà nào không có thì ra cõng các cháu nhỏ về. Cũng nhớ con lắm nhưng phải cố gắng”, chị Hồ Thị Hương ở bản Na Lâm cho biết. Phần lớn, những phụ huynh người Vân Kiều đều đi làm thuê nên cuộc sống khó khăn, không thể lo lắng đầy đủ cho các cháu. Lễ khai giảng kết thúc, mấy mẹ con lại dắt nhau đi bộ mấy km về nhà, men theo triền đồi là những chiếc áo trắng tinh tươm. Sau buổi khai giảng về, chiếc áo sẽ được giặt sạch sẽ, cất vào bao để chờ khai giảng năm sau… Hải Sâm |