Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Chiều 15-1,ếmạcPhiênhọpỦybanthườngvụQHkhógiải bóng đá ý Phiên họp thứ 24, Ủyban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã bế mạc.
Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủtịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, qua ba ngày làm việc, Ủy ban Thường vụQuốc hội đã trao đổi thẳng thắn, trách nhiệm với tinh thần xây dựng, hoàn thànhtốt nội dung phiên họp đề ra.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng lưu ý các Ủy ban và Hội đồng của Quốc hội cần sắp xếp, bố trí công việchợp lý, chuẩn bị chu đáo và chất lượng các nội dung cho Kỳ họp thứ bảy, Quốchội khóa XIII sắp tới.
Trước khi bế mạc phiên họp, Ủyban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh trình tự, thủ tục xemxét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân. Dựthảo Pháp lệnh gồm năm chương, 42 điều.
Tờ trình của Tòa án Nhân dân tốicao nêu rõ, việc ban hành Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định ápdụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân, tạo cơ sở pháp lý đểTòa án áp dụng trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lýhành chính là cần thiết và là điều kiện bắt buộc để Tòa án có thể thực hiệnnhiệm vụ mới theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Thảo luận tại phiên họp, các ýkiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá tiến độ trình Pháp lệnh với Ủy banthường vụ Quốc hội là quá chậm trễ, làm ảnh hưởng tới việc thi hành Luật xử lývi phạm hành chính. Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20-6-2012 của Quốc hội “Vềviệc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính” quy định: Luật xử lý vi phạm hànhchính được Quốc hội thông qua ngày 20-6-2012, các quyết định liên quan đến việcáp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án Nhân dân xem xét, quyết địnhcó hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01 vừa qua.
Qua thảo luận nhiều ý kiến tánthành tên gọi của Pháp lệnh là: “Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyếtđịnh áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân.” Tên gọi nàyphù hợp với tên gọi Pháp lệnh theo Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12-6-2012của Quốc hội, ngắn gọn, có tính khái quát cao, thể hiện được nội dung Pháplệnh.
Trao đổi về sự tham gia của đạidiện Viện kiểm sát tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lýhành chính tại Tòa án vẫn còn những quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằngviệc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án làhoạt độ ng tư pháp.
Theo quy định của pháp luật, Việnkiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tưpháp nên phiên họp xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chínhtại Tòa án cần có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sátviệc tuân theo pháp luật.
Quan điểm khác đề nghị không quyđịnh việc đại diện Viện kiểm sát phải tham gia phiên họp xem xét, quyết định ápdụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án vì phiên họp này không phải là phiênxét xử mà chỉ là việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chínhtheo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật củaQuốc hội, ông Phan Trung Lý cho rằng cần có sự tham gia của đại diện Viện kiểmsát cùng cấp tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hànhchính tại Tòa án.
Viện kiểm sát tham gia các phiênhọp không chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tại phiên họp mà cònphải phát biểu quan điểm về việc giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xửlý hành chính. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên sẽ giúp cho Thẩm phán có thêmthông tin để cân nhắc, đưa ra quyết định có căn cứ, chính xác và đúng phápluật. /.
Theo TTXVN