Trong phòng chăm sóc đặc biệt Khoa Nội Tim mạch,ẹgiàđộtquỵconnailưngbánvésốkhônggomđủtriệuđồngviệnphíkết quả đuc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM), bà Lê Thị Vốn (69 tuổi) vẫn lơ mơ, chưa tỉnh. Hơn 1 tuần trước, bà được con trai đưa vào nhập viện trong tình trạng ngất xỉu, mất ý thức. Theo chẩn đoán của bác sĩ, bà bị nhồi máu não bán cầu trái, tăng huyết áp, tiểu đường, viêm phổi suy hô hấp.
Người phụ nữ từng ngày đêm đi bán vé số để nuôi 4 con thơ giờ phải nằm liệt, cái nghèo khiến các con bà cũng lâm vào bế tắc. |
Nhờ được cấp cứu kịp thời, bà Vốn mới giữ được tính mạng. Trải qua hơn 1 tuần, dù đã có thể cai máy thở nhưng bà vẫn chưa thể tỉnh táo ý thức, vì vậy, bác sĩ dự kiến bà vẫn còn phải điều trị lâu dài. Chi phí tốn kém lên tới 60 triệu đồng vì bà Vốn không có bảo hiểm y tế.
Thế nhưng, con cái của bà Vốn, người thì bệnh tật, người thì thất nghiệp, người bán vé số lại bị ế ẩm vì dịch bệnh. Chẳng ai cáng đáng nổi số tiền viện phí quá lớn ấy của bà.
Để có được 10 triệu đồng đóng tạm ứng viện phí ban đầu, họ phải chạy vạy vay mượn khắp nơi, nhưng rồi chẳng thể nào lo tiếp được nữa. Trong phòng bệnh, ai cũng thương xót cho hoàn cảnh của bà, thỉnh thoảng hỗ trợ cho cái bỉm, giấy lau, nhưng chẳng ai dư dả để giúp ngần ấy chi phí điều trị.
Bà Vốn góa chồng, một mình vất vả nuôi các con khôn lớn |
Cách đây hơn 40 năm, chồng bà Vốn mất sau một đợt ốm nặng. Một mình bà phải tần tảo sớm hôm đi bán vé số để trả nợ và nuôi 4 người con. Con gái lớn của bà khi ấy 12 tuổi, còn con trai út mới 2 tuổi. Các con của bà đều không được đến trường. Ngay từ thuở nhỏ, người theo mẹ đi bán vé số, người thì đi lượm ve chai, lớn lên mạnh ai nấy sống.
Trong số đó, chỉ duy nhất người con gái thứ 2 là chị Lê Thị Kim Huỳnh sau khi lập gia đình mới được nhà chồng cho căn nhà nho nhỏ. Thế nhưng bản thân chị bị thoát vị đĩa đệm, không thể làm việc nặng. Hằng ngày chỉ ở nhà chăm sóc cháu ngoại và sống dựa vào tiền lương công nhân của con gái, vì vậy chẳng có một đồng dành dụm.
Còn những người khác đều sống trong cảnh ở trọ, làm mướn hoặc buôn bán lặt vặt. Riêng anh Lê Công Định (46 tuổi) không có vợ con, ở cùng bà Vốn và bán vé số mưu sinh bấy lâu nay.
Sau khi đưa mẹ nhập viện, anh Định nhờ chị gái chăm sóc để tiếp tục về Đồng Nai bán vé số. Anh buồn bã: “Tôi phải tranh thủ đi bán để còn kiếm tiền. Dù bây giờ mỗi ngày không được 100 nghìn thì vẫn còn hơn là không có gì. Đôi khi có người biết chuyện cho được 100-200 nghìn, tôi dành lại rồi mang qua cổng bệnh viện đưa cho chị gái đóng viện phí. Chứ giờ dịch bệnh, muốn vào thăm mẹ thì phải làm xét nghiệm Covid-19, lấy đâu ra tiền hả cô?”.
Hiện tại bà Vốn vẫn chưa tỉnh táo, phải nằm trong phòng Hồi sức tích cực, Khoa Nội Tim mạch, chi phí rất tốn kém vì không có bảo hiểm y tế. |
Dịch bệnh bùng phát, những người dân bình thường cũng đã cảm thấy cuộc sống khó khăn, nhưng với những người lao động nghèo lại thêm người thân bệnh nặng thì gần như rơi vào bế tắc. Giờ đây, số tiền viện phí 60 triệu đồng đối với họ như bức tường cao không thấy đỉnh, ngăn giữa sự sống và cái chết, mà họ không tìm ra cách nào để vượt qua.
Thương cho hoàn cảnh của gia đình, các bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã kết nối với Báo VietNamNet, hi vọng thông qua bài viết, gia đình bà Vốn sẽ nhận được sự san sẻ của những tấm lòng nhân ái và có cơ hội điều trị khỏi bệnh.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: