Tết là một phần văn hóa độc đáo của dân tộc Việt,ếtbâygiờ nhưmộtmónnợkết quả các trận bóng rất trang trọng và thiêng liêng. Ngày xưa, ai cũng trông ngóng Tết. Cứ hễ gần đến Tết, ai nấy cũng rạo rực trong lòng, hăm hở chuẩn bị cây trái, hoa quả, bánh mứt trước cả tháng trời. Người ta trông Tết còn vì chỉ có dịp này già trẻ, lớn bé mới được nghỉ (không ra đồng làm việc), được đoàn tụ, được ăn cơm trắng thoải mái đến no thì thôi (hồi đó gạo rất hiếm, người dân đa phần ăn khoai lang, khoai mì thay cơm), được ăn thịt lợn kho, bánh phồng nướng, được đi thăm chúc bà con lối xóm... Trẻ con cũng được mặc đồ mới, đốt pháo nổ... rất vui.
Tết còn là dịp để nhắc nhau khuôn phép trong mối quan hệ cộng đồng, làm điều tốt đẹp, lễ phép, kính trọng... từ đó giáo dục và xây dựng đạo đức và lối sống lương thiện, chuẩn mực. Giới văn nghệ sĩ hết lời ca ngợi Tết với những mỹ từ như "nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc", "niềm tự hào của dân tộc"... Người kinh doanh, buôn bán coi đây là dịp để kích cầu, làm cho kinh tế phát triển... Nhưng không mấy ai biết rằng, để có được ba ngày Tết đó, hàng triệu nông dân đã dồn sức người, sức của hàng mấy tháng trời để trồng hoa, quả, chăn nuôi, để có hàng ngàn tấn thực phẩm đổ về các thành phố.
Còn tết nay thì sao? Rõ ràng Tết bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Mà cũng phải thôi, giờ có ai đói cơm đến nỗi phải chờ đến Tết để có cơm ăn đâu? Còn thăm chúc, hỏi han người thân thì đã có điện thoại thông minh, đâu phải chờ đến Tết mới hỏi nhau được vài câu. Thịt lợn kho, dưa cải... bây giờ đến cả người có hoàn cảnh khó khăn cũng vẫn có thể mua ăn mỗi ngày. Vậy cớ sao cho đến bây giờ, khi mà khoa học và công nghệ đã tiến bước quá xa, kinh tế phát triển cao mà vẫn còn tồn tại cái Tết "khổ" như vậy?
Nhiều khi, tôi thấy Tết bây giờ tồn tại như một món nợ đời trả mãi không xong. Nó tồn tại trong sự gượng gạo, thừa thãi. Nhìn cảnh Tết nay, tôi không khỏi xót xa, tiếc nuối vì giá trị vô hình của Tết xưa đã dần mai một. Người ta đang biến Tết thành một thứ văn hóa vừa lỗi thời vừa xa xỉ. Đến Tết, giờ người ta vui ít, mệt nhiều. Sau mỗi cái Tết, ra đồng nhìn thấy cảnh hoang tàn sau một năm gồng mình dốc sức cho ba ngày Tết, bụng đói cồn cào, nhưng còn gì đâu để mà ăn? Người ta đã vơ vét tất cả đem ra chợ Tết để thực hiện một hy vọng nhỏ nhoi rằng sẽ trúng giá. Họ kiên nhẫn đội nắng dầm sương, chờ đến chiều 30 Tết, rồi lại xúc cả lên xe rác đem đi đổ.
>> Tôi chỉ mất đúng hai tiếng đi chợ sắm Tết
Tết giờ có vui không? Tết đến, người làm ăn xa nhà mà không về quê cha đất mẹ sẽ bị cho là bất hiếu, bất nghĩa. Vì vậy, mọi người phải về quê bằng mọi giá. Cho nên, những ngày cận Tết, từ các thành phố lớn, người ta ùn ùn kéo nhau về quê. Con đường nhỏ bỗng dưng cùng một lúc cõng trên lưng hàng nghìn xe cộ. Rồi ùn tắc, tai nạn giao thông tăng lên chóng mặt, khói bụi mịt mù... Thật là một sự đày đọa thật khủng khiếp.
Để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết hàng năm, từ nhiều tháng trước Tết, các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp phải gia tăng sản xuất. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện, nước... tiêu thụ tăng cao chóng mặt. Cường độ lao động cũng tăng cao, tai nạn lao động cũng tỷ lệ thuận.
Trong ngày Tết, người dân nhiều nơi bắt buộc phải đi chúc Tết, bắt buộc phải uống rượu, bia. Hậu quả là năm nào cũng vậy, số người chết vì tai nạn giao thông, vì bệnh từ việc ăn uống quá độ, vì đánh nhau cũng tăng cao. Thiệt hại về kinh tế - xã hội là rất lớn. Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ mức độ thiệt hại do Tết gây ra, nhưng cũng dễ đoán rằng nó không thua kém một trận sóng thần. Nó cướp đi hàng trăm sinh mạng, hàng nghìn tấn rượu, bia, hoa quả, lương thực, thực phẩm, để biến nó thành hàng nghìn tấn chất thải gây ô nhiểm cho môi trường.
Mấy năm gần đây, xuất hiện một số chuyên gia lên tiếng không đồng tình về việc tổ chức Tết nguyên đán, có người cho rằng nên gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch và giảm bớt những lễ nghi rườm rà. Những tưởng ý kiến này được một bộ phận người dân, đặc biệt là giới trẻ vui mừng hưởng ứng. Nhưng đi kèm với đó là hàng trăm, hàng nghìn bình luận phẫn nộ, chỉ trích gay gắt. Và có lẽ người Việt sẽ còn phải khổ vì Tết trong một thời gian dài nữa.