Một khi mobile money được cấp phép triển khai,àgìMobileMoneykhácgìsovớivíđiệntửbxh ba lan người dân sẽ có thể sử dụng tài khoản điện thoại di động để chuyển tiền cho nhau và thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ.
Lợi ích của mobile money là rất rõ ràng. Nó cho phép mọi người dân đều được tiếp xúc với các công cụ thanh toán chính thống không dùng tiền mặt và giúp đẩy nhanh tốc độ số hoá nền kinh tế. Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều bài toán cần phải giải quyết để dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động có thể được cấp phép tại Việt Nam.
Việt Nam chưa có khuôn khổ pháp lý cho mobile money
Theo ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), một trong những trăn trở khi triển khai mobile money là Việt Nam vẫn chưa hình thành khuôn khổ pháp lý đối với loại hình dịch vụ này.
Hiện chưa có bất kỳ bộ luật nào của Việt Nam đưa ra định nghĩa về mobile money. Ở một góc độ nào đó, gần gũi nhất với dịch vụ mobile money chính là các ví điện tử.
Khi được triển khai, mobile money sẽ giúp người dân sẽ có thể sử dụng tài khoản điện thoại di động để chuyển tiền cho nhau và thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ mà không cần dùng đến tài khoản ngân hàng. |
Nghị định 80/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định, ví điện tử là dịch vụ cung cấp một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...).
Ví điện tử cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi, tương ứng với giá trị tài khoản thanh toán của khách hàng gửi vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo tỷ lệ 1:1.
Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, ví điện tử giống mobile money ở tài khoản điện tử định danh. Vế sau của mobile money thì không giống với ví điện tử. Cả mobile money và đơn vị cung cấp dịch vụ mobile money đều chưa được quy định trong điều khoản nào của pháp luật Việt Nam.
Mobile money là ví điện tử nhưng không có tài khoản ngân hàng
Chia sẻ về quan điểm cá nhân, ông Phạm Tiến Dũng cho rằng, dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (mobile money) về bản chất là e-money hay ví điện tử, nhưng không có liên kết tài khoản ngân hàng. Nếu tách phần định nghĩa của ví điện tử là tài khoản định danh điện tử lưu trữ giá trị tiền tệ tương ứng với số tiền của khách hàng nạp vào theo tỷ lệ 1:1 thì sẽ ra mobile money.
Theo ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), mobile money được các nước gọi là e-money. Đây là một dạng ví điện tử nhưng không có tài khoản ngân hàng. Ảnh: Trọng Đạt |
Như vậy, về bản chất mobile money chính là e-money theo định nghĩa của các nước. Với Việt Nam, đó là một loại ví điện tử nhưng không có tài khoản ngân hàng.
Với ví điện tử, việc định danh khách hàng (KYC) được thực hiện bởi các ngân hàng. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất khi mà việc định danh của mobile này được thực hiện bởi chính các nhà mạng. Thách thức với các nhà mạng là kho dữ liệu khách hàng phải chính xác, tránh mạo danh và xác thực được như ở các ngân hàng.
Nếu coi mobile money là một tài khoản điện tử định danh được thực hiện thông qua thiết bị di động thì tài khoản định danh e-money phải được lưu trữ trên hệ thống chứ không phải mất điện thoại là mất tất cả. Điều này đòi hỏi nhà mạng phải có một hệ thống CNTT lưu trữ toàn bộ dữ liệu này.
Về nguyên tắc, mobile money không được làm phát sinh lượng tiền tệ, số tiền mà công ty viễn thông nhận được khách hàng phải được nạp tương ứng theo tỷ lệ 1:1. Vì vậy, 100 đồng mua thẻ cào sẽ được 100 đồng trong ví, không thể 90 đồng mua thẻ cào được 100 đồng trong ví như hiện nay.
Mobile money là tiền Việt Nam được thể hiện trên một phương tiện khác chứ không phải một giá trị tiền tệ nào khác. Đây là một hình thái thể hiện của đồng tiền pháp định.
Trọng Đạt
Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội thảo Tiền điện tử trên thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện. Hội thảo được Bộ TT&TT tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 23/5 và 24/5/2019.
顶: 49踩: 795
评论专区