BetwayBetway

Tây Ninh dự kiến chi gần 600 tỷ đồng cho phát triển Chính quyền số_bongdaso.wap

Đưa Tây Ninh vào Top 15 tỉnh dẫn đầu Vietnam ICT Index

UBND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định ban hành “Đề án xây dựng Chính quyền số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020 - 2025,âyNinhdựkiếnchigầntỷđồngchopháttriểnChínhquyềnsốbongdaso.wap định hướng đến năm 2030”.

Đề án này đưa ra khung kế hoạch tổng thể và xác định một số chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản của Chính quyền số tỉnh Tây Ninh cho giai đoạn hết năm 2025, trong đó có lồng ghép các nhiệm vụ chuyển đổi số cho một số ngành trọng điểm của tỉnh và dịch vụ ban đầu của đô thị thông minh theo định hướng của Chính phủ về Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh ở Việt Nam đến năm 2030.

{keywords}
Tây Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đạt mức 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động (Ảnh: Zingnews)

Theo Đề án, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là đưa Tây Ninh vào nhóm 15 tỉnh dẫn đầu về mức độ sẵn sàng phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Index) hoặc có điểm số trung bình tối thiểu là 0,5 vào năm 2025. Chỉ số ICT Index của Tây Ninh năm 2019 đạt 0,4582, xếp thứ 25.

Cùng với đó, Tây Ninh còn đưa ra hàng loạt mục tiêu cần đạt được vào năm 2025 như: Hoàn thiện khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh 2.0; Hoàn thành tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua Trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu; Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử; 100% dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đạt mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau, gồm cả thiết bị di động.

Phấn đấu đến năm 2025 đạt 50% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin từ cấp tỉnh tới cơ sở; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 60%; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính...

Cũng đến năm 2025, 100% các khu đông dân cư, các trường học, bệnh viện, khu du lịch trên địa bàn thành phố Tây Ninh có hệ thống Wi-Fi công cộng; tối thiểu 50% người dân và du khách được sử dụng hệ thống Wi-Fi công cộng; Đảm bảo các yếu tố hạ tầng, kết nối, an ninh, an toàn cho các hệ thống thông tin, phần mềm, cơ sở dữ liệu của tỉnh được đặt tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh theo Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam...

Đặc biệt, đến năm 2025 Tây Ninh sẽ hoàn thiện các chức năng trung tâm giám sát, điều hành kinh tế, xã hội tập trung của tỉnh theo định hướng về đô thị thông minh của Trung ương.

Trong đó, tập trung vào một số dịch vụ thông minh: Hệ thống giám sát, điều hành giao thông và an ninh, trật tự công cộng; Hệ thống thông tin phản ánh hiện trường; Hệ thống quản lý thông tin báo chí và truyền thông trên môi trường mạng; Dịch vụ giám sát dịch vụ hành chính công; Dịch vụ cảnh báo mạng lưới đô thị thông minh; Dịch vụ giám sát quảng cáo điện tử; Dịch vụ giám sát môi trường; Hệ thống giám sát, bảo mật an toàn thông tin; Các lĩnh vực y tế, du lịch, giáo dục thông minh.

7 nhóm nhiệm vụ chủ yếu

Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, Đề án xác định 7 nhóm nhiệm vụ chủ yếu sẽ được các cơ quan, đơn vị tại Tây Ninh tập trung thực hiện, bao gồm: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển CNTT; Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính quyền số tỉnh phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ số; Triển khai ứng dụng CNTT thiết thực, có hiệu quả;

Xây dựng Chính quyền số bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bỏa vệ thông tin cá nhân; Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính quyền số; Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi.

Bốn nhóm giải pháp chính của Đề án là: Tổ chức, nhân sự; Cơ chế, chính sách; Tài chính; Chương trình truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người dân.

Về lộ trình thực hiện, Đề án sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2020 – 2022 tập trung nâng cấp, mở rộng nền tảng Chính quyền điện tử và thiết lập nền tảng ban đầu của Chính quyền số trên cơ sở các giải pháp đã có về Chính quyền điện tử. Với giai đoạn 2023 – 2025, Tây Ninh sẽ xây dựng nền tảng Chính quyền số trên cơ sở các giải pháp đã có về Chính quyền điện tử.

UBND tỉnh Tây Ninh nêu rõ, trên cơ sở nội dung của Đề án, các ngành, các cấp sẽ xây dựng dự án, kế hoạch thực hiện và trình các cấp có thẩm quyền quyết định kinh phí, cách thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách và một số quy định khác có liên quan. 

Kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh

Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh vừa được kiện toàn theo Quyết định 2156 ngày 28/9 của UBND tỉnh. Ban chỉ đạo có 18 thành viên, với Trưởng ban là Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Trưởng ban thường trực là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng và 2 Phó Trưởng ban là Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Tấn Đức, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Trương Văn Hùng.

Sau khi được kiện toàn, Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh đã được bổ sung thêm nhiệm vụ để chỉ đạo cả các nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh trên địa bàn.
赞(99412)
未经允许不得转载:>Betway » Tây Ninh dự kiến chi gần 600 tỷ đồng cho phát triển Chính quyền số_bongdaso.wap