- TheườngĐHSưphạmKỹthuậtTPHCMđượctựchủket.qua bong da hom nayo đề án tự chủ vừa được Chính phủ phê duyệt, mức thu học phí bình quân tối đa của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đối với chương trình đại trà trình độ đại học chính quy năm học 2017 - 2018 là 17 triệu đồng/sinh viên/năm học, năm học 2018 - 2019 là 18 triệu đồng/sinh viên/năm học, năm học 2019 - 2020 là 19 triệu đồng/sinh viên/năm học.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Theo đó, trường được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Cụ thể, quyết định quy mô đào tạo, mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với thế mạnh của trường và nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được Hội đồng trường quyết nghị thông qua.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM |
Xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo đề án của trường phù hợp với quy định, yêu cầu, lộ trình của Bộ GD-ĐT và theo yêu cầu của xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch và thực hiện chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định.
Quyết định chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy; ngôn ngữ giảng dạy; phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập; giáo trình, học liệu và quản lý đào tạo; thiết kế, in phôi bằng, quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chuẩn đầu ra mà trường đã cam kết.
Quyết định kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định; từng bước thực hiện kiểm định quốc tế; cam kết chuẩn chất lượng đầu ra quy định đối với từng chương trình đào tạo; quyết định liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo trong nước; liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với đối tác là các trường đại học, các tổ chức đào tạo có uy tín trên thế giới trên cơ sở các chương trình liên kết đã được kiểm định chất lượng; công khai thông tin về các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học.
Quyết định hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến khích thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học…
Về tổ chức bộ máy, nhân sự, Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Trường, có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 16 của Luật Giáo dục đại học. Hội đồng trường bầu Chủ tịch Hội đồng trường và các chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm hoặc công nhận.
Quyết định thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc…Quyết định tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng phù hợp với nhu cầu phát triển của trường…
Về học phí, trường thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và quy định tại Quyết định này.