Cần kho dữ liệu mở để phục vụ định danh điện tử_keonhacai5.com

Một số ngân hàng thương mại cổ phần đang thử nghiệm eKYC (định danh điện tử),ầnkhodữliệumởđểphụcvụđịnhdanhđiệntửkeonhacai5.com cho phép khách hàng đăng ký thông tin online để mở tài khoản thanh toán và giao dịch trực tuyến. Do không phải đến phòng giao dịch, thủ tục chỉ mất vài phút, số lượng tài khoản đăng ký đang tăng đột biến. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng đang triển khai eKYC rất riêng lẻ và chứa đựng rủi ro.

{keywords}
Chụp ảnh CMND để định danh điện tử eKYC. (Ảnh: Hải Đăng)

Nghĩa là, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng đến phòng giao dịch để đăng ký tài khoản, hoặc có thể đăng ký online. Đối với khách đăng ký tại quầy sẽ được mở đầy đủ dịch vụ và hạn mức, trong khi khách đăng ký qua mạng thời gian đầu sẽ bị giới hạn. Trong phiên họp báo chính phủ thường kỳ gần đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, dự kiến tháng 10 sẽ ban hành thông tư thay thế cho Thông tư 23/2014/TT-NHNN, cho phép các ngân hàng thương mại được quyền quyết định gặp hoặc không gặp trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ.

Với khách đăng ký điện tử, dự thảo thông tư quy định "ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có giải pháp, công nghệ để thu thập và kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của bản số hoá giấy tờ tuỳ thân". Đối với những rủi ro phát sinh, ngân hàng phải chịu trách nhiệm.

Từ tháng 7, khoảng 10 ngân hàng được cho phép thử nghiệm eKYC, cho phép khách hàng đăng ký tài khoản online. Các ngân hàng đang triển khai gồm VPBank, HD Bank, TPBank, VietCapital Bank, NCB, Nam A Bank, CIMB, MBBank, VIB, LienVietPostBank…

Để đăng ký tài khoản, khách hàng phải cung cấp hình ảnh CMND/hộ chiếu và chụp ảnh chân dung. Có ngân hàng sẽ thực hiện cuộc gọi video để xác thực. Các thông tin trên là một phần của KYC (Know Your Customer - Nắm thông tin khách hàng), bao gồm các thông tin cá nhân và hình ảnh mà ngân hàng phải lưu trữ.

Với thủ tục đơn giản đó, nhiều ngân hàng đã chứng kiến số khách hàng đăng ký tăng vọt. Các ngân hàng VPBank, HD Bank, TPBank sau 1-2 tháng triển khai thử nghiệm đã đạt 15.000-30.000 tài khoản đăng ký qua hình thức eKYC. 

Không đứng ngoài xu thế này, Công ty CP Chứng khoán SSI cũng cho phép các nhà đầu tư mở tài khoản online áp dụng eKYC từ 31/8. 

Có thể nói eKYC là giải pháp nền tảng cho ngành tài chính ngân hàng trong thời gian sắp tới.

Để áp dụng eKYC cần có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ OCR bóc tách và so sánh những thông tin trên chứng minh nhân dân, công nghệ biometric để so sánh ảnh chụp selfie và ảnh trên CMND. Một số ngân hàng tích hợp thêm xác thực chữ ký điện tử (eSignature) hoặc gọi điện, gọi video.

Do đang trong giai đoạn đầu nên các ngân hàng triển khai eKYC theo cách khác nhau. Những ngân hàng đủ tiềm lực sẽ tự xây dựng công nghệ định danh cho riêng mình. Một số khác thuê ngoài.

Các công ty cung cấp dịch vụ eKYC hiện nay có VNPT, VNG, FPT,... với nền tảng công nghệ khác nhau, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu về lưu trữ và đối chiếu dữ liệu khách hàng, phát hiện gian lận... Các công ty này có thể cung cấp thêm dịch vụ gọi điện cho khách hàng, xác thực thông tin vị trí,...

Trước khi các ngân hàng thử nghiệm eKYC như hiện nay, tất cả ví điện tử tại Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc xác thực thông tin người dùng ví để bảo đảm yêu cầu định danh của Ngân hàng Nhà nước. Chẳng hạn sản phẩm eKYC của VNG (tên thương mại TrueID) thực chất là nền tảng được thử nghiệm và ứng dụng trên tệp dữ liệu lớn và đa dạng của ví điện tử ZaloPay từ trước đó.

Phía Payoo cho biết, trước đây việc eKYC được nhân sự Payoo trực tiếp kiểm duyệt, nhưng hiện nay, công ty đang ứng dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) để xác thực thông tin người dùng. Cụ thể, hệ thống AI của Payoo sẽ xác định tính hợp lệ của giấy tờ tùy thân và người dùng; kiểm tra xem thông tin có bị trùng lắp với đối tượng khác trên hệ thống không; áp dụng công nghệ nhận diện chữ in trên giấy tờ một cách tự động... 

Tuy vậy, Payoo nhận định rằng eKYC vẫn còn tồn tại một số rủi ro, chẳng hạn như trường hợp người dùng cố tình giả mạo giấy tờ bằng cách chỉnh sửa hình ảnh một cách tinh vi. Chẳng hạn, VPBank cho biết có trường hợp một khách hàng dùng chứng minh nhân dân và phần mềm chỉnh sửa để thay 12 khuôn mặt khác nhau trên chứng minh nhân dân, song đến lần thứ 2 thì ngân hàng đã phát hiện được. 

Để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện eKYC, Payoo cho hay công ty vẫn áp dụng quy trình kết hợp giữa công nghệ và con người nhằm tránh việc kẻ gian có trình độ công nghệ cao, có mức độ giả mạo tinh vi. Theo đó, trong trường hợp công nghệ AI phát hiện các trường hợp nghi ngờ, hệ thống sẽ tự động chuyển về đầu mối nhân sự phụ trách để kiểm tra và đối chiếu lại nhằm đảm bảo tính chính xác về thông tin.

Nhằm hạn chế gian lận, Payoo đề xuất Chính phủ sớm xây dựng các kho dữ liệu mở hoặc dịch vụ cho phép kiểm tra tính chính xác về thông tin công dân như CMND/CCCD hay thông tin sinh trắc học như  khuôn mặt, vân tay... Nếu có được nguồn dữ liệu hay dịch vụ này, các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính có thể dễ dàng kiểm tra, đối chiếu để xác định danh tính khách hàng.

Một nghiên cứu của McKinsey năm 2019 cho thấy việc cho phép áp dụng eKYC có thể giúp giảm 90% chi phí đăng ký khách hàng. Công nghệ này cũng chính là nền tảng để các ngân hàng xây dựng ngân hàng số. Quan trọng hơn là cả khách hàng lẫn ngân hàng đều đang thấy được lợi ích từ eKYC sau 1-2 tháng triển khai, do đó phương thức này hứa hẹn phổ biến rộng trong thời gian tới. Tuy vậy, những hạn chế của eKYC vẫn cần được nghiên cứu và khắc phục.

Hải Đăng

Cuối năm nay, 100% dịch vụ công của Bộ TT&TT có thể tiếp nhận, định danh và thanh toán online

Cuối năm nay, 100% dịch vụ công của Bộ TT&TT có thể tiếp nhận, định danh và thanh toán online

Với quan điểm lấy người dân làm trung tâm phục vụ, Trung tâm Thông tin và Cục Tin học hóa đã thống nhất cách làm để đến cuối năm nay tất cả các dịch vụ công của Bộ TT&TT đều có thể tiếp nhận, định danh và thanh toán online.

Thể thao
上一篇:Hướng dương ngược nắng tập 9: Minh bắt thóp khiến bà Cúc phải xuống nước
下一篇:Văn Trường nói điều bất ngờ về HLV Philippe Troussier