Theốccầnhơnnămđểxâydựngngànhcôngnghiệnhận định granadao một chuyên gia chip bán dẫn Trung Quốc, ngành công nghiệp chip bán dẫn nước này cần hơn một thập kỷ để bắt kịp các đồng nghiệp toàn cầu do nền tảng công nghiệp yếu hơn và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây thêm áp lực.
Jay Huang Jie, đối tác sáng lập của Jadestone Capital và cựu Giám đốc điều hành Intel tại Trung Quốc, phát biểu tại một sự kiện hôm 27/5 do Quỹ Hong Kong tổ chức.
Theo ông Jie, chip bán dẫn là một ngành cực kỳ thách thức và cạnh tranh tàn khốc, phụ thuộc nhiều vào tích lũy công nghiệp lâu dài.
Ông Jie cho rằng Trung Quốc nên chuẩn bị cho "một cuộc đua marathon" ít nhất một thập kỷ nữa và có thể phải chịu những tổn thất trên đường đi.
Trung Quốc cần nhiều năm để có thể tự sản xuất chip. Ảnh SCMP |
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể châm ngòi cho một cuộc chuyển dời quy mô lớn hoạt động sản xuất công nghệ cao từ Trung Quốc sang các nước khác và điều này có thể gây thêm áp lực cho nỗ lực bắt kịp thế giới trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn của Trung Quốc.
'Sẽ rất có liên quan nếu chuỗi cung ứng cao cấp rời khỏi Trung Quốc sau khi thuế quan được tăng lên.' - ông Jie nói.
Ông Jie cho biết để Trung Quốc ngang hàng với các công ty cùng ngành toàn cầu về thiết kế chip, thì cần phải có khoảng cách 10 năm.
Trung Quốc đã kêu gọi tăng cường tự cung cấp công nghệ chiến lược, bao gồm cả sản xuất chip, khi Mỹ ngăn cản các công ty Trung Quốc tiếp cận bí quyết khoa học của Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang gia tăng giữa hai nền kinh tế nhất, nhì thế giới.
Các cuộc đàm phán để giải quyết một cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nước đã kết thúc mà không có thỏa thuận trong tháng này, làm dấy lên làn sóng hành động nhắm mục tiêu của chính quyền Tổng thống Trump chống lại Trung Quốc, bao gồm lệnh cấm Huawei mua công nghệ Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tự lực và đổi mới để chống lại những thách thức dài hạn khác nhau từ Mỹ.
Huawei Technologies, nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới, trong tháng này đã bị liệt vào 'Danh sách thực thể' của Bộ Thương mại Mỹ, sau khi chính quyền Tổng thống Trump cáo buộc công ty có trụ sở tại Thâm Quyến tham gia vào các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ. 'Danh sách thực thể' ngăn chặn Huawei mua công nghệ của Mỹ, bao gồm cả chip và phần mềm.
Trong vài năm qua, công ty chip của Huawei, HiSilicon đã phát triển chipset của riêng mình như là một kế hoạch dự phòng thay thế chip của Intel và Qualcomm cho điện thoại thông minh và các sản phẩm mạng.
Tuy nhiên, theo ông Jie, kế hoạch dự phòng trên sẽ diễn ra như thế nào tùy thuộc vào sự sẵn có của các thành phần linh kiện thay thế do Trung Quốc sản xuất cần thiết trong quy trình sản xuất chip.
"Có một sự khác biệt trong ngắn hạn cho dù nội địa hóa [chip] ở mức 99% hay chỉ 10%," ông Jie nói." Nếu bạn không thể tìm thấy sự thay thế trong nước, dù chỉ cho một phần, thì không có cách nào khác."
Theo Vietnam+
ARM được đánh giá là một công ty nhỏ trong làng công nghệ thế giới khi doanh thu thấp hơn rất nhiều so với doanh thu của Huawei. Nhưng đây là công ty gây khó cho Huawei nhất khi ngừng hợp tác.