TS Phan Thảo Nguyên,ôgáiBắcGiangbịnhồimáucơtimkhiếnbácsĩgiậtmìđội hình vfl wolfsburg gặp rb leipzig Trưởng khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E (Hà Nội) chia sẻ, vài năm trở lại đây bệnh viện tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ bị nhồi máu cơ tim.
“Trước đây, bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường trên 60 tuổi nhưng nay gặp rất nhiều ở lứa tuổi 32 - 38 tuổi. Trong số này chủ yếu là nam giới có tiền sử hút thuốc lá, tiểu đường”, TS Nguyên thông tin.
Đặc biệt, mới đây khoa tiếp nhận trường hợp trẻ nhất nhập viện là nữ bệnh nhân 29 tuổi, ở Bắc Giang. Cô gái đột ngột đau ngực dữ dội khi đang làm việc, được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu với chẩn đoán nhồi máu cơ tim, sau đó được đưa ngay xuống Bệnh viện E để can thiệp.
Khi đến viện, một nhánh mạch vành liên thất trước đã bị hẹp 95%. Bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nên sau khi can thiệp đặt 1 stent thông mạch tắc, sức khỏe đã ổn định.
TS Phan Thảo Nguyên chia sẻ về bệnh nhân 29 tuổi bị nhồi máu cơ tim. Ảnh: T. Hạnh
“Đây là trường hợp rất đặc biệt, khi nhìn bệnh án là nữ, 29 tuổi tôi giật mình vì bệnh nhân này không có yếu tố nguy cơ, không có bệnh nền, không béo phì và còn quá trẻ”, TS Nguyên nói.
Theo TS Nguyên, trong số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, nam giới chiếm trên 70%, nữ giới ít gặp và trường hợp trẻ như bệnh nhân nói trên rất hiếm.
Trong năm 2020, Trung tâm Tim mạch can thiệp khoảng 2.900 trường hợp, trong đó có tới 1.900 ca liên quan bệnh lý mạch vành.
Mạch vành là mạch chính nuôi tim, khi bị xơ vữa một hay nhiều nhánh sẽ gây tắc mạch, là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim. Trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp, 50% sẽ tử vong đột ngột trước khi đến viện.
GS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E lý giải, các bệnh tim mạch và bệnh không lây nhiễm nói chung đều tăng qua từng năm. Nguyên nhân do Việt Nam đang trên đà phát triển, nhiều thói quen sinh hoạt trong ăn uống, cường độ lao động thay đổi. Đặc biệt, người Việt nhậu nhẹt, hút thuốc lá nhiều.
Thứ hai, do môi trường ô nhiễm, từ ô nhiễm không khí, nước đến thực phẩm, tiếng ồn. Tất cả những yếu tố này cộng dồn lại khiến bệnh không lây nhiễm, tim mạch tăng lên từ đó bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng tăng theo.
Ngoài ra, trường hợp mắc sẵn các bệnh nền như tiểu đường, béo phì, huyết áp… cũng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn người khác.
GS Thành dẫn chứng, nam bệnh nhân Đ.M.H., 75 tuổi ở Hà Nội có tiền sử mắc tiểu đường 10 năm nay kèm theo tăng huyết áp, suy tim, chức năng tim chỉ còn 50%.
Bệnh nhân Đ.M.H. được can thiệp mạch vành sáng 5/4
Bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện E cấp cứu ngày 4/4 do đau ngực dữ dội. Hình ảnh chụp mạch vành phát hiện tổn thương tới 95% động mạch liên thất trước, chỉ định can thiệp đặt stent.
Đây là nhánh chính cung cấp máu cho tim, nếu bị tắc sẽ gây thiếu máu cơ tim, hoại tử tim, nguy cơ tử vong rất lớn.
Ngày 5/4, bệnh nhân được đặt khung giá đỡ động mạch vành giúp mở rộng lòng mạch với sự hỗ trợ của hệ thống chụp mạch số hoá xóa nền DSA, có độ phân giải hình ảnh HDR cao gấp 4 lần so với trước.
Bệnh nhân H. là trường hợp đầu tiên tại Bệnh viện E được can thiệp mạch vành bằng hệ thống chụp mạch thế hệ mới. Đây là cơ sở thứ 2 tại Việt Nam sử dụng hệ thống này giúp bác sĩ thao tác nhanh hơn, chính xác hơn.
GS Thành lưu ý, bệnh nhân nhồi máu cơ tim có nguy cơ tái phát cao nếu không được can thiệp tốt và không điều chỉnh lối sống, chế độ sinh hoạt cũng như không tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Theo đó, bệnh nhân nên ăn nhạt, tập thể dục đều đặn, không để stress, không hút thuốc lá, uống rượu bia…
Thúy Hạnh
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân ở tình huống tối cấp cứu, mạng sống chỉ có thể tính bằng phút.