Toàn cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chiều 9/8,ườngvụQuốchộichoýkiếnvềkếhoạchđầutưcôngtrunghạnđợmainz – augsburg tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương (đợt 3). Báo cáo về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 3), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tổng vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao kế hoạch là 455.909,989 tỷ đồng. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra, trong đó nêu rõ: Số vốn Chính phủ phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi giao là 455.909,989 tỷ đồng. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao đợt 3 là 100.426,504 tỷ đồng. Như vậy, số vốn còn lại Chính phủ chưa trình cho ý kiến (sau đợt 3 này) là 355.483,485 tỷ đồng. Đa số ý kiến của các thành viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng sau hơn 1 năm từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đến nay vẫn chưa hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Tiến độ giao vốn như vậy là chậm, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện. Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ý kiến sau khi Chính phủ đề xuất giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 đợt 3 thì vẫn còn dư 355.483,485 tỷ đồng. Vì vậy, cần làm rõ vì sao vẫn còn số lượng lớn như vậy, tập trung nhiều ở đâu, bao giờ thì phân bổ được số còn lại này? Trong 347.000 tỷ đồng ở gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 (Nghị quyết 43) về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội có một phần rất lớn thuộc lĩnh vực đầu tư, bao gồm cả phần đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, chuyển đổi số… nhưng sau gần 1 năm, đến nay chưa có danh mục nào. Do vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ vướng mắc ở đâu mà chưa giao vốn được. Về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ sau khi xem xét, thảo luận Tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chủ trương bố trí, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 (đợt 3) cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định; đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện danh mục, mức vốn của từng dự án. Đối với các vấn đề cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao kế hoạch vốn cho 3 dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư số tiền 78.307,587 tỷ đồng gồm dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải 31.396 tỷ đồng giao về các địa phương: thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An để thực hiện 3 dự án quan trọng quốc gia này. Chính phủ hoàn thiện danh mục dự án, phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, bảo đảm việc quyết định giao danh mục, phân bổ vốn cho từng dự án và bổ sung, điều chỉnh (tăng/giảm) kế hoạch đầu tư công trung hạn phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. Việc bố trí vốn phải tập trung, không phân tán, dàn trải, manh mún, bố trí đủ vốn cho các dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025; việc điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư của các dự án phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả, hoàn thành dự án đúng tiến độ đã được cấp có thẩm quyền quyết định và cam kết không bổ sung vốn ngân sách Trung ương cho các dự án này trong giai đoạn 2021-2025. Việc thay thế, đổi tên, bổ sung dự án chưa có trong danh mục đã báo cáo Quốc hội và điều chỉnh tăng, giảm kế hoạch vốn cho các dự án phải bảo đảm không làm thay đổi tổng mức vốn theo cơ cấu ngành, lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, Chính phủ chịu trách nhiệm về sự cần thiết phải đầu tư, hiệu quả của việc điều chỉnh tăng, giảm kế hoạch vốn của các dự án này, đồng thời báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Đối với danh mục dự án, mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án của các bộ, ngành, địa phương chưa tuân thủ đúng quy định và số vốn còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để giao kế hoạch vốn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương rà soát, tổng hợp danh mục, phương án phân bổ vốn cho từng dự án và phương án phân bổ số vốn còn lại của 3 chương trình mục tiêu quốc gia theo các nguyên tắc tiêu chí quy định trong Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để phân bổ trước ngày 31/12/2022... Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Chính phủ quyết liệt tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ vốn không để tiếp tục ách tắc, chậm trễ kéo dài qua nhiều năm. Chính phủ bảo đảm điều hòa nguồn vốn đầu tư công của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn đầu tư công của chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội để ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng, có khả năng hấp thụ vốn; bảo đảm tập trung giải ngân trong 2 năm 2022-2023 vốn đầu tư công hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế-xã hội; đồng thời bảo đảm nguồn vốn để triển khai theo đúng tiến độ được cấp có thẩm quyền quyết định của các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm, quan trọng, cấp thiết thuộc giai đoạn 2021-2025. Chính phủ khẩn trương báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét danh mục, mức vốn cho các dự án sử dụng vốn đầu tư công hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế-xã hội để phân bổ vốn và triển khai thực hiện. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội giám sát việc giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội liên quan đến vốn cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội. Kiểm toán Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ có ý kiến về phân bổ, thực hiện các nguồn vốn theo kế hoạch đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4. Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với Ủy ban Tài chính, Ngân sách, căn cứ ý kiến phiên họp thông báo ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm căn cứ để Chính phủ tổ chức thực hiện./. Theo TTXVN |