- Chiều 25/7,étxửPhạmCôngDanhChiêuphùphépngàntỷcủaôngtrùtran ac milan tiếp tục phần xét hỏi, HĐXX đã thẩm vấn các bị cáo nguyên là cán bộ, nhân viên VNCB để làm rõ hành vi vi phạm quy định về cho vay, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền 2.095 tỷ đồng. Nâng khống giá trị tài sản Theo cáo trạng, để có tiền trả nợ (nhóm Trần Ngọc Bích, Ngân hàng BIDV) và chi chăm sóc khách hàng, từ ngày 28/12/2012 đến 11/3/2014, Phạm Công Danh đã tổ chức nhiều cuộc họp để chỉ đạo Tổng giám đốc Phan Thành Mai và các cấp dưới tiến hành các thủ tục lập hồ sơ, phê duyệt cho 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh (do Danh thành lập, thuê người đứng tên giám đốc) và 2 công ty (thông qua mối quan hệ với bà Nguyễn Thị Như Loan) vay tổng cộng 5.000 tỷ đồng. Kết quả điều tra cho thấy: các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu, phương án trả nợ đều là khống, các biên bản họp HĐQT đều không có thật. Tài sản đảm bảo cho các khoản vay là 13 lô đất thuộc Sân vận động Chi Lăng và lô đất 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng, giá trị các tài khoản đảm bảo này đã được Danh và các đồng phạm "phù phép" tăng thêm hàng ngàn tỷ đồng. Vướng vòng lao lý khi bị cho là đã nâng khống giá trị tài sản đảm bảo, tại tòa các bị cáo Thái Minh Thanh (nguyên Giám định viên Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VNCB - AMC), Đặng Đình Tuấn (nguyên Phó phòng AMC) và Bạch Quốc Hào (nguyên Giám đốc AMC) thừa nhận đã có sai phạm. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng bị cáo chỉ ký chứng thư định giá chứ không phải chứng thư thẩm định giá như cáo trạng nêu, chứng thư này chỉ mang tính tham khảo, không phải yếu tố quyết định khi phê duyệt cho vay. Bị cáo Thanh khai với tư cách giám định viên, Thanh tiếp nhận việc định giá các tài sản thuộc Sân vận động Chi Lăng và đất tại 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng. Đầu tiên, Thanh đã thực hiện việc định giá đúng theo giá thị trường là 64 triệu đồng/m2 đối với các lô đất tại Chi Lăng và 20 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, Danh không chấp nhận mức giá trên và chỉ đạo nâng mức giá lên 178 triệu đồng/m2 tại sân Chi Lăng và 45 triệu đồng/2 tại 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng. "Bị cáo làm tất cả là theo chỉ đạo của anh Danh", bị cáo Thanh khẳng định. Tại tòa, bị cáo Tuấn và bị cáo Hào cũng có những lời khai tương tự. Thất thoát 2.095 tỷ đồng Liên quan đến vấn đề trên, cáo trạng cho biết Danh đã chỉ đạo nâng khống tổng giá trị các tài sản đảm bảo lên tới 8.503 tỷ đồng (gấp 4 lần so với giá trị thẩm định để VNCB vay tại BIDV cùng thời điểm đó). Đến tháng 9/2014, theo yêu cầu của NHNN, VNCB đã thuê định giá lại và xác định tổng trị giá chỉ có 2.604 tỷ đồng. Như vậy, với chiêu bài trên, Phạm Công Danh đã "phù phép" giá trị tài sản thế chấp tăng lên hàng ngàn tỷ đồng. Đến khi vụ án bị khởi tố, các công ty vay mới tất toán được 300 tỷ đồng, sau khi cấn trừ trị giá các tài sản thế chấp, VNCB bị thiệt hại 2.095 tỷ đồng. Cũng trong buổi chiều, sau phần thẩm vấn của HĐXX, vị đại diện VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại tòa đã tham gia xét hỏi. Người đầu tiên VKS xét hỏi là cựu Tổng Giám đốc VNCB Phan Thành Mai. VKS hỏi bị cáo Mai số tiền 3,2 tỷ đồng được ông Danh trả công khi viết đề án tái cơ cấu Trustbank là tiền của Tập đoàn Thiên Thanh hay của VNCB, bị cáo Mai không biết. Để làm rõ nguồn gốc số tiền này, VKS đã gọi Phạm Công Danh đứng lên đặt câu hỏi này. Mặc dù, từ đầu phần xét hỏi đến lúc này, tòa chưa thẩm vấn nhưng trả lời câu hỏi duy nhất trên của VKS, bị cáo Danh đứng tại chỗ và nói mình không nhớ. Trước câu trả lời trên, VKS buộc phải cho bị cáo Danh ngồi xuống và dặn bị cáo về suy nghĩ để hôm sau trả lời. VKS tiếp tục thẩm vấn bị cáo Phan Thành Mai và các bị cáo khác. Phạm Công Danh xin trả lời Khi VKS vừa dừng xét hỏi, bị cáo Danh xin trình bày ý kiến. "Tôi xin phép HĐXX cho tôi được ý kiến để làm rõ hơn hành vi của các bị cáo". Tòa cho biết sẽ hỏi bị cáo sau, bị cáo Danh nói tiếp: "nếu có thể xin tòa cho tôi trình bày trong 2 phút. Hiện trí nhớ tôi rất kém, có thể hôm sau tôi sợ tôi sẽ quên". HĐXX không chấp nhận và cho biết đã nghiên cứu hồ sơ bệnh án của bị cáo. Sau đó, tòa tuyên tạm nghỉ. Ngày mai, phiên tòa tiếp tục. |
M.Phượng |