Giảm nguy cơ ung thư Các nghiên cứu cho thấy hoạt động chạy bộ hay đạp xe có thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh,ạybộđạpxegiúpgiảmcângiảmnguycơungthưvàtốtchotimmạkq hang hai duc trong đó có ung thư. Giảm đau Đạp xe được chứng minh hiệu quả trong kiểm soát cơn đau. Đây là bài tập giúp thư giãn cơ bắp cũng như giúp giải tỏa các vấn đề tâm lý, các cơn đau do stress gây ra. Đạp xe giúp ổn định tân lý cho trẻ em và giảm đau hiệu quả ở người lớn. Tăng cường sức khỏe tim mạch Đạp xe kết hợp với tập thể dục giúp cải thiện hệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Đi xe đạp đặc biệt tốt với người bị huyết áp cao. Giúp cơ bắp săn chắc Cũng như các môn thể thao khác, đi xe đạp giúp săn chắc và hình thành cơ bắp, nhất là nửa dưới của cơ thể như bắp chân, bắp đùi và phần hông, lưng. Trong thời gian đi xe đạp, hầu hết các cơ bắp sẽ được kích hoạt như phần bụng, vai, cánh tay, bắp chân... Điều này khiến hệ thống cơ bắp được tăng cường mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả hơn. Nếu một tuần không hoạt động, bạn sẽ làm giảm 50% sức của hệ thống cơ bắp. Không vận động còn là nguyên nhân gây lão hóa cơ bắp, khiến các cơ bị co lại. Tăng sức mạnh hệ xương và những kỹ năng phối hợp Những bộ phận của cơ thể được hỗ trợ với nhau bằng cơ bắp, gân và dây chằng. Đạp xe thường xuyên giúp tăng cường mật độ xương, giúp bảo vệ, tăng sức mạnh của hệ xương. Tư thế khi đi xe đạp sẽ kích thích cơ bắp ở lưng dưới, cột sống cũng sẽ được tăng cường, từ đó giúp giảm đau lưng. Sử dụng hai tay, hai chân giữ cân bằng khi đạp xe là bài thực hành rất tốt đối với khả năng phối hợp của cả cơ thể. Điều trị viêm khớp Các nghiên cứu chứng minh đạp xe là một trong những bài tập tốt nhất để ngăn ngừa viêm khớp. Khi đạp xe, cơ bắp ở đùi và chân thấp hơn giúp khớp chuyển động linh hoạt, đặc biệt tốt với người bị thoái hóa khớp gối. Giúp giảm cân Đạp xe giúp đốt cháy các chất béo dự trữ và làm thay đổi sự cân bằng cholesterol trong cơ thể. Từ đó, làm giảm trọng lượng và giảm cholesterol để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, đạp xe có thể phản tác dụng nếu đi quá nhiều và sai cách, gây cong vẹo cột sống, chấn thương… Do đó, cần lưu ý tập luyện đúng cách với cường độ vừa phải khi bắt đầu tập luyện bộ môn này. Kỹ thuật viên Tiết Ngọc Linh Chi Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngàyCụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây. |