Các công ty công nghệ đã có kết quả kinh doanh tốt hơn trong thời kỳ đại dịch,áxăngdầutăngcaonhânviênBigTechlườiquaylạivănphòkq úc một phần nhờ vào các công cụ tương tác dựa trên đám mây. Trong khi đó, nhiều nhân viên đã quen với thời gian biểu linh hoạt giữa công việc và gia đình. Không chỉ vậy, giá xăng tăng cao và tình trạng tắc đường khiến việc trở lại văn phòng không còn hứng thú như cách đây 2 năm.
Megan Slabinski từ công ty tư vấn nhân sự Robert Half cho biết, 2/3 số người sử dụng lao động nói rằng họ muốn nhân viên quay về mức “gần như toàn thời gian”, trong khi ½ số nhân viên khẳng định họ sẽ tìm công việc khác nếu đó là yêu cầu bắt buộc.
Bắt đầu từ thứ Hai (4/4), Google đã yêu cầu phần lớn nhân viên lên văn phòng làm việc ít nhất 3 ngày/tuần. Mặc dù vậy, trong cuộc họp toàn thể, rất nhiều ý kiến thắc mắc về chính sách trên của công ty.
“Google đã kiếm được lợi nhuận kỷ lục trong thời kỳ đại dịch. Vậy tại sao không đánh giá lại chính sách quay trở lại làm việc của công ty?”, trích nội dung một câu hỏi được nhiều người “tán thưởng” gửi tới Dory, nền tảng nội bộ của gã khổng lồ tìm kiếm.
Đáp lại, CEO Pichai cho biết “thực sự muốn mọi người được giao tiếp và cùng làm việc, vì vậy công ty đang cố gắng cân bằng tất cả các yếu tố” và “sẽ xem xét kỹ lưỡng vấn đề này”.
Ông cũng giải thích rằng việc quay trở lại làm việc là để các nhân viên làm quen với những đồng nghiệp mới. “Công ty đã tuyển dụng nhiều nhân viên trong vòng 2 năm qua, và họ vẫn chưa cảm nhận được cách công ty vận hành”.
Thậm chí với Twitter, công ty từng tuyên bố vào năm 2020 rằng các nhân viên có thể làm việc từ xa “mãi mãi”, cũng đã có sự thay đổi khi nói rằng “việc làm việc phân tán sẽ khó hơn rất nhiều”. Parag Agrawal, người thay thế Jack Dorsey cuối năm ngoái, cho biết ông hi vọng được gặp mọi người tại văn phòng vì làm việc trực tiếp “sẽ tạo ra văn hoá làm việc mạnh mẽ trong cuộc sống”.
Tìm cách giữ chân nhân viên
Colin Yasukochi, giám đốc điều hành công ty bất động sản CBRE, nói rằng: “Tất cả đều đang rất cẩn trọng vì họ không muốn mất nhân sự chủ chốt của mình”.
Khả năng giữ chân và mức độ hài lòng của nhân viên là yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt số lượng nhân viên tại Mỹ đang bỏ việc đang tăng kỷ lục. Việc yêu cầu mọi người phải lên văn phòng càng làm gia tăng các rủi ro này.
Tháng 6/2021, Amazon thông báo áp dụng kế hoạch ban đầu của công ty, yêu cầu nhân viên trở lại làm việc tại văn phòng 3 ngày/tuần thay vì toàn thời gian. Nhưng đến tháng 10, Amazon cho biết quyết định sẽ tuỳ thuộc vào các bộ phận riêng lẻ.
Microsoft và Google cũng đã đưa thêm giai đoạn 30 ngày “chuyển dịch” để giúp nhân viên dễ dàng thích nghi lịch trình mới. Gã khổng lồ tìm kiếm thậm chí còn cho biết đã chấp thuận 85% yêu cầu thay đổi địa điểm làm việc hoặc chuyển sang làm việc từ xa cố định.
“Các bạn đã trưởng thành và công ty tin tưởng rằng bạn sẽ làm điều đúng đắn cho bản thân, gia đình và cuộc sống của bạn, cũng như tôn trọng những giới hạn mới”, Prabhakar Raghavan, Phó chủ tịch Google phụ trách hoạt động tìm kiếm, quảng cáo và thương mại viết trong một bức thư gửi tới nhân viên gần đây.
Công ty này thông báo mở lại các tiện nghi trong khuôn viên công ty như trung tâm fitness, bữa ăn miễn phí, phòng trò chơi và dịch vụ mát-xa.
Không chỉ vậy, việc trang trí lại văn phòng cũng đang được đầu tư để giúp nhân viên có hứng thú đi làm hơn. Brandi Susewitz, CEO công ty nội thất Reseat, đang là đối tác của Yelp, Uber và Oracle, cho biết doanh số đặt hàng của họ đã tăng gấp đôi kể từ tháng 12/2021.
“Thay vì chỉ là chỗ ngồi đơn thuần, họ đang muốn cải tạo các khu vực trở nên giống khách sạn hơn. Các không gian cũng được thiết kế lại để mang đến cảm giác như đang ở trong phòng khách vậy”, giám đốc công ty nội thất này chia sẻ.
Vinh Ngô (theo CNBC)
Steve Wozniak, một trong các nhà sáng lập Apple, đã bày tỏ quan điểm của mình về mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook.