Nam sinh Hà Nội từ cử nhân đại học apply thẳng bậc tiến sĩ MIT_ty le keo bong da tv

Năm 2014,àNộitừcửnhânđạihọcapplythẳngbậctiếnsĩty le keo bong da tv Đào Phương Khôi (SN 1996) trở thành một trong những đại diện Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Á tại Singapore và Olympic Vật lý quốc tế tại Kazakhstan. Ở cả hai cuộc thi, Khôi đều giành được tấm Huy chương Bạc.

Hơn 7 năm sau đó, Phương Khôi bước đầu đặt chân được tới ước mơ của mình là trở thành một trong số ít sinh viên Việt Nam chinh phục thành công học bổng tiến sĩ tại ngôi trường top đầu thế giới - Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Hành trình đến với MIT, theo như Khôi nói, đã được cậu ấp ủ kể từ thời điểm còn là học sinh chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên.

{keywords}

Đào Phương Khôi từng là đại diện của Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Á tại Singapore và Olympic Vật lý quốc tế tại Kazakhstan năm 2014.

Ngay khi giành được các giải thưởng quốc gia, quốc tế - mặc dù vô cùng ý nghĩa và tự hào, nhưng hơn hết, điều khiến Khôi cảm thấy trân trọng là lượng kiến thức dồi dào cậu nhận được trong suốt quá trình theo học đội tuyển.

“Em đã có cơ hội học những mảng nội dung chuyên sâu hơn, tương đương với kiến thức Vật lý đại cương của năm nhất, năm hai đại học.

Thay vì học theo kiểu luyện thi, em được tìm hiểu về bản chất của vật lý và các hiện tượng khác nhau trong đời sống. Vì thế, sau khi kết thúc quãng thời gian đó, em vẫn mong muốn tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn. Đây cũng là lý do em muốn học lên tiến sĩ ở những ngôi trường hàng đầu về nghiên cứu”.

Tuy nhiên trước đó, Khôi chưa từng nghĩ đến chuyện đi du học ở bậc cử nhân, một phần vì hiểu rằng, điều kiện tài chính của gia đình không đủ để chi trả các chi phí học tập và sinh hoạt. Vì thế, Khôi đã lựa chọn theo học tại khoa Cử nhân tài năng của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Sau 1 năm ở Việt Nam, 9X nhận ra rằng, để xin được học bổng tiến sĩ tại những ngôi trường top đầu từ bậc cử nhân ở trong nước, dù có cơ hội nhưng sẽ ít khả năng hơn. Vì thế, dù đã khá “yên ổn” ở môi trường đại học khi ấy, Khôi vẫn quyết tâm phải tìm kiếm cơ hội để được đi du học càng sớm càng tốt.

“Thời điểm đó, em đã tìm hiểu cả những ngôi trường ở châu Á và Mỹ thì nhận ra mình còn thiếu sót khá nhiều, đặc biệt là về khả năng tiếng Anh. Nhưng cuối cùng, em vẫn quyết định nộp đơn vào KAIST - Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc và được ngôi trường này cấp học bổng toàn phần để theo học song song hai ngành tại khoa Vật lý và Khoa học vật liệu”.

Môi trường ở KAIST, theo Khôi, có khá nhiều điểm thú vị vì bản chất của trường vốn là một viện nghiên cứu. Do đó, tại đây, sinh viên có thể tham gia vào các lab và làm nghiên cứu khoa học từ khá sớm.

Mặc dù khoa Khoa học vật liệu nơi cậu theo học không quá lớn, nhưng có tới hơn 30 giáo sư đứng đầu mỗi lab. Các giáo sư đều sẵn sàng tạo điều kiện để sinh viên cùng tham gia nghiên cứu, học hỏi thêm.

“Thông thường, các giáo sư đều khá thoải mái vì họ không kỳ vọng quá nhiều vào việc sinh viên sẽ phải tạo ra một kết quả đột phá nào đó. Do vậy, sự chủ động học hỏi là điều rất quan trọng”.

{keywords}

Thời điểm còn học tập ở KAIST, Khôi từng tham gia vào một lab Vật liệu chuyên nghiên cứu về kinh hiển vi điện tử truyền qua (TEM), trong đó hướng nghiên cứu cụ thể là làm về pin Sodium – loại pin có thể thay thế pin Lithium hiện tại và một lab Vật lý, chuyên nghiên cứu về sự phát triển kỹ thuật dựng hình ảnh pha định tính, được ứng dụng trong công nghệ sinh học và y tế.

Việc được tiếp xúc với các anh chị nghiên cứu sinh tại cả hai lab đã giúp Khôi học hỏi thêm được nhiều điều và tạo động lực cho cậu tiếp tục mong muốn được làm nghiên cứu.

Mong muốn trở thành người “học được tất cả”

Tham gia vào các lab nghiên cứu từ sớm cũng là một lợi thế của cậu sinh viên người Việt. Nhờ đó, khi còn chưa tốt nghiệp, Khôi đã là đồng tác giả của 3 bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín.

Kinh nghiệm nghiên cứu, theo Khôi là điều khá quan trọng đối với một người muốn tiếp tục học lên tiến sĩ ngay sau khi tốt nghiệp bậc cử nhân.

“Để một bài báo được xuất bản trên các tạp chí uy tín có thể phải mất tới hơn 2 năm. Do đó, nếu không bắt đầu sớm, sẽ rất khó có tên trong một bài báo trước khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tham gia nghiên cứu sớm cũng sẽ giúp sinh viên làm quen với công việc của một nghiên cứu sinh. Khi đã hiểu về lab và quá trình nghiên cứu, sinh viên cũng sẽ có định hướng tốt hơn cho hướng đi sau này”.

Năm 2020, Khôi tốt nghiệp thủ khoa của khoa Vật lý tại KAIST. Cùng với sự chuẩn bị kỹ càng, chàng trai người Việt đã trúng tuyển vào Viện Công nghệ Massachusetts như mong ước. Bên cạnh đó, cậu còn được 4 ngôi trường hàng đầu khác sẵn sàng cấp học bổng theo học bậc tiến sĩ, bao gồm: Đại học Yale, Đại học Chicago, Đại học Illinois, Đại học Northwestern.

Vì dịch bệnh, Khôi quyết định lùi lại một năm để nghiên cứu toàn thời gian cùng giáo sư tại KAIST trước khi tiếp tục hành trình làm nghiên cứu sinh của mình. Thời gian này, 9X cũng đã tận dụng để học hỏi thêm được nhiều bài học quý giá cho quá trình làm nghiên cứu.

{keywords}

Phương Khôi cùng người bạn của mình cũng là nghiên cứu sinh tại MIT.

Tính đến nay, khi đã có gần một năm theo học tại MIT, rất nhiều thứ thú vị tại đây đã cuốn hút cậu sinh viên người Việt.

“Nếu như ở Hàn Quốc, văn hóa tiền bối – hậu bối vốn khá phổ biến, tức giáo sư sẽ hướng dẫn postdoc và nghiên cứu sinh năm cuối, những người ấy lại hướng dẫn các nghiên cứu sinh năm đầu, sau đó là tới sinh viên,… thì ở Mỹ, tất cả những thành viên trong lab đều sẽ được làm việc trực tiếp với giáo sư, và đây cũng là điều luôn được khuyến khích”.

Đặc biệt tại MIT, trường luôn tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh dành một học kỳ đầu để tự liên hệ với giáo sư và lựa chọn lab cho mình.

Điều nhà trường kỳ vọng không phải là tìm kiếm những sinh viên “know it all”(biết tất cả) mà là “learn it all”(học tất cả).

Bởi lẽ, khi một người biết tất cả có thể đã có một số khả năng nhất định và đôi khi khiến người đó tin rằng không còn gì để biết nữa. Trong khi đó, người có khả năng học tất cả sẽ học bất cứ thứ gì và không ngừng phát triển để ngày càng tốt hơn.

Vì thế, theo Khôi, không ít trường hợp, sau khi tốt nghiệp đại học, dù đã “dắt lưng” tới 4 – 5 bài báo, nhưng khi nộp hồ sơ vẫn không thành công ứng tuyển vào những ngôi trường như mong muốn, một phần vì không phù hợp với tiêu chí của trường.

Ngược lại, có rất nhiều nghiên cứu sinh chưa có quá nhiều kinh nghiệm, thậm chí nếu vào được trường cũng sẽ phải đổi sang một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới, nhưng họ vẫn được chấp nhận vào khoa. Lý do, theo Khôi, là bởi trường không kỳ vọng sẽ tìm kiếm được một chuyên gia. Điều các trường mong muốn là tìm kiếm một người có đủ kỹ năng để học tập suốt đời, sẵn sàng nghiên cứu và sẵn sàng học hỏi.

Do đó, trở thành một người có thể “học được tất cả” cũng là mục tiêu mà Khôi hướng tới trong quá trình học tập tại MIT.

“Lựa chọn làm về Vật liệu nano photonic – một lĩnh vực mà bản thân chưa từng làm nhiều ở KAIST trước đó, em hy vọng sự thử thách này sẽ giúp quãng thời gian tại MIT của em có nhiều trải nghiệm mới mẻ và giúp em trưởng thành hơn trong quá trình làm nghiên cứu”, Phương Khôi nói.

Thúy Nga

Chương trình ‘lạ’ đưa hơn 100 người Việt trẻ đến Hoa Kỳ làm tiến sĩ

Chương trình ‘lạ’ đưa hơn 100 người Việt trẻ đến Hoa Kỳ làm tiến sĩ

Có một chương trình giúp hàng trăm bạn trẻ theo học sau đại học ở Hoa Kỳ, đến nhiều ngôi trường danh tiếng như MIT, Stanford University, Cornell University, University of California at Berkeley …. dù không có học bổng hay nguồn tài chính dồi dào.

La liga
上一篇:Cuộc sơ tán bí mật thi hài Lenin tới Siberia
下一篇:Trải nghiệm mùa hè rực rỡ giữa ‘thiên đường biển’ Ocean City