Ngày 12-7,Đừnggiáodụcbằngcáchbêuriếthứ hạng của gangwon fc báo chí trong nước truyền đi tin tức nóng hổi của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh khi ông trực tiếp gặp 176 thiếu niên vi phạm pháp luật (trong đó có 95 em đã bỏ học) và căn dặn họ biết sống đúng mực hơn.
Đây là những thiếu niên từng trộm, cướp, gây gổ, đánh nhau,… và có một lý lịch tư pháp không được đẹp đẽ. Việc một bí thư thành ủy trực tiếp tham gia giáo dục những thiếu niên này làm nức lòng dư luận và thể hiện một phong cách chính khách tương đối đặc biệt ở ông Nguyễn Bá Thanh.
Tuy vậy, tất cả những điều đó bị lu mờ đi trước một cách tổ chức sự kiện rất thiếu tính nhân văn. Dư luận nhận ra trong cuộc đối thoại đó có những mái đầu xanh cúi gằm xuống bàn khi ống kính phóng viên lia đến. Trong một số bức ảnh khác, những anh chị mặc áo xanh thanh niên đang rất nhiệt tình đứng ghi lại những hình ảnh, thước phim về sự kiện này. Đương nhiên sau đó chúng được đưa lên các báo và gương mặt các em trở thành đề tài đàm tiếu của dư luận.
Cách tổ chức này vô hình trung trở thành một thảm họa tinh thần đối với tâm lý của trẻ em. Chưa biết cuộc đối thoại này giáo dục được gì cho các em nhưng nỗi xấu hổ, nhục nhã vì bị bêu lên báo sẽ là vết thương khó lành đối với những người đang trong độ tuổi hình thành nhân cách này.
Ngay cả đối với tội phạm, tòa án ở nhiều quốc gia phát triển cũng không cho phép bất kỳ hoạt động ghi hình nào của phóng viên để bảo vệ nhân cách của họ khỏi sự tổn thương. Đó là lý do chúng ta chỉ có thể thấy hình ảnh những kẻ khủng bố qua nét vẽ lại của các họa sĩ mà không thể tìm kiếm được bức ảnh nào.
Rất nhiều người Việt Nam chưa coi trọng tính nhân văn này trong những hoạt động giáo dục, để rồi thay vì đánh thức và nâng đỡ bản chất lương thiện ẩn chứa bên trong mỗi con người, chúng ta lại làm tổn thương, thậm chí đánh gục họ, dồn họ đến chân tường và đẩy họ đến bế tắc. Hệ quả này không thể được bao biện bằng bất kỳ mục đích giáo dục thánh thiện nào.