Tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2017 và tổng kết phong trào thi đua năm 2016 lĩnh vực phát thanh truyền hình tại Hà Nội vào sáng ngày 22/3/2017,ódấuhiệulàmsailệchchỉsốđolườngkhángiảtruyềnhìlich bd việt nam ông Phạm Thanh Xuân, Phó Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Vĩnh Long đã kiến nghị, Bộ TT&TT cần vào cuộc chấn chỉnh lại những dấu bất thường trong đo lường chỉ số khán giả xem truyền hình (rating) và công bố số liệu ảo ra thị trường nhằm trả lại sự trung thực khách quan trong đo kiểm, phản ánh chính xác chất lượng nội dung giữa các kênh truyền hình.
Ông Phạm Thanh Xuân cho biết, chất lượng chương trình là yếu tố hàng đầu để phục vụ khán giả, xây dựng uy tín và thương hiệu, là nền tảng để thu hút nguồn thu. Tuy nhiên điều lo ngại nhất hiện nay là tính chính xác, trung thực của việc đánh giá khả năng thu hút khán giả thông qua chỉ số rating. Trong những năm gần đây, nhất là từ đầu năm 2017 tới nay, đã xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng bất thường. Những chương trình được đầu tư nghiêm túc, nội dung tốt, có sức hút khán giả của các đài truyền hình lại bị sụt giảm rating nghiêm trọng. Trong khi đó, chỉ số rating của một số kênh chương trình, nhất là các kênh chương trình liên kết trong các khung giờ xã hội hóa chỉ số rating lại tăng bất thường, càng bất hợp lý hơn khi có nhiều chương trình phát lại có chỉ số rating cao ngất ngưởng.
Theo ông Phạm Thanh Xuân, khi chỉ số rating không phản ánh đúng bản chất, chất lượng chương trình sẽ dẫn đến những bước đi sai lầm về chiến lược phát triển nội dung của các Đài và làm đảo lộn thị trường truyền hình. Điều này dẫn đến các chương trình có nội dung kém hấp dẫn, kể cả một số bộ phim nước ngoài xa lạ nhưng lại có chỉ số rating cao, thu hút được nhiều quảng cáo trên truyền hình nhưng thực tế lại không có khán giả. Điều này gây lãng phí tiền chi cho quảng cáo truyền hình của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới chính sách bán hàng của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Trước thực trạng trên, ông Phạm Thanh Xuân kiến nghị, Bộ TT&TT cần có giải pháp cấp bách để chấn chỉnh hiện tượng này đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, minh bạch trong hoạt động kinh tế báo chí, là sự sống còn của cơ quan báo chí trong quá trình tự chủ tài chính. Cũng là động lực để thúc đẩy các Đài truyền hình sản xuất nhiều chương trình hay, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của công chúng, phù hợp với văn hóa dân tộc.