- Phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực là mục tiêu kỳ vọng của Chính phủ khi ban hành Chương trình hành động.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,ànhđộngcủaChínhphủđểđổimớigiáodụtysobongda tructuyen toàn diện giáo dục và đào tạo.
Chương trình gồm 9 điểm xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 29.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động
Các Bộ, ngành, địa phương, trước hết là ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan báo chí chủ động tổ chức việc học tập và thường xuyên tuyên truyền, giải thích các nội dung của Nghị quyết 29.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, triển khai phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông; phân loại các cơ sở giáo dục đại học theo hướng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai việc sắp xếp các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp –hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề cấp huyện.
Đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực
Với nhiệm vụ này, các cơ quan chức năng sẽ phải rà soát, hoàn thiện chương trình giáo dục mầm non bảo đảm mục tiêu giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Triển khai chương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình và các nhóm trẻ độc lập, tư thục.
Xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia biên soạn sách giáo khoa (sách in và sách điện tử) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, sử dụng thống nhất trong toàn quốc.
Cùng với đó, rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương, toàn xã hội.
Đổi mới thi cử, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung
Theo đó, hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.
Trong đó, cần đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng, đại học; thành lập các trung tâm khảo thí độc lập...
Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà giáo đầu ngành ở các cấp học
Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cần đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách tiền lương nhằm khuyến khích thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành giáo dục và đào tạo: mức lương nhà giáo được hưởng trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; phụ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; phụ cấp thâm niên nghề nghiệp tính cho thời gian trực tiếp giảng dạy. Xây dựng cơ chế tín dụng để tạo điều kiện về nhà ở và học tập nâng cao trình độ cho giáo viên, giảng viên trẻ.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Cần sửa đổi, bổ sung cơ chế đầu tư, ưu đãi về đất đai, vốn để hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề ngoài công lập; cơ chế cho thuê cơ sở vật chất để phát triển giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập.
Khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; phối hợp giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề với các cá nhân, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; bảo đảm sự công bằng về mọi chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên giữa cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Chương trình hành động cũng cho biết, Chính phủ sẽ xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các Bộ, ngành, địa phương và trách nhiệm của các Hội, Hiệp hội. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực, tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề công lập hiện có, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất rèn luyện thể lực và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Chính phủ xác định, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm của các mô hình giáo dục tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương trình và chất lượng đào tạo các trình độ phủ hợp với khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, xây dựng cơ chế thu hút chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại Việt Nam và cử chuyên gia, giảng viên của Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu, giảng dạy…
(责任编辑:Cúp C1)