Bà Trần Minh Ngọc,ùngcôngnghệgiảiquyếtnhucầuviệclàmcholaođộngphổthôket qua ita Giám đốc chuyên trang việc làm của Chợ Tốt cho biết, việc tuyển dụng lao động phổ thông tại Việt Nam hiện nay đối mặt nhiều thách thức. Do đó, yếu tố công nghệ cần được triển khai để góp phần giải quyết bài toán này.
Một nhóm tài xế công nghệ bên ngoài một toà nhà ở TP.HCM. (Ảnh: Hải Đăng) |
Theo bà Minh Ngọc, Việt Nam có khoảng 40 triệu người lao động phổ thông. Việc tuyển dụng những nhân sự như bán hàng, công nhân, shipper, bảo vệ, phụ bếp… đang gặp một số trở ngại.
Thứ nhất, chất lượng lao động trên thị trường chưa đồng đều. Thống kê năm 2020 cho thấy chỉ 24% lao động trong nước có các chứng chỉ, bằng cấp; con số này có thể thấp hơn ở nhóm lao động phổ thông.
Tiếp theo, nhóm lao động phổ thông thường bị thiếu thông tin. Hầu hết người tìm việc đều sử dụng smartphone kiếm việc làm, tuy nhiên chưa có một kênh thông tin chuyên biệt. Các trang việc làm tập trung nhiều vào nhóm lao động có chuyên môn.
Cuối cùng, các nhà tuyển dụng có nhu cầu rất cao trong việc tìm kiếm ứng viên, nhất là mảng công nghiệp và dịch vụ. Song hiệu suất tuyển dụng thành công không cao trên tỷ lệ hồ sơ nộp vào.
Bà Ngọc dẫn ví dụ, một đại siêu thị bán lẻ tại Việt Nam khi cần tuyển nhân viên đã phải sàng lọc từ 200 bộ hồ sơ, hẹn được 60 người đến phỏng vấn, nhưng trên thực tế chưa đến 10 người có mặt. Chưa kể nhà tuyển dụng phải tốn 2 nhân sự lọc hồ sơ, cộng với chi phí đăng tin tìm người.
Để giải quyết các vấn đề trên, trang tuyển dụng cần có giao diện thân thiện, đơn giản, nộp hồ sơ dễ dàng nhằm tạo thuận tiện cho nhóm lao động phổ thông.
Bên cạnh đó, cần có các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, các nền tảng giới thiệu việc làm cần có ứng dụng công nghệ để tối ưu hoá quy trình tuyển dụng, giúp doanh nghiệp tuyển đúng, tuyển đủ người.
Bà Ngọc khẳng định nhu cầu tìm việc của người lao động nói chung và lao động phổ thông nói riêng rất lớn. Trong những năm qua, chuyên mục việc làm trên Chợ Tốt ghi nhận tốc độ tăng trưởng hơn 40% qua mỗi năm. Năm 2021, chuyên mục cán mốc cung cấp 12 triệu việc làm cho thị trường lao động, tập trung vào nhóm lao động phổ thông.
“Riêng tháng 10/2021, chuyên trang việc làm của Chợ Tốt có hơn 3,2 triệu lượt truy cập tìm việc và hơn 1,4 triệu việc làm đang đăng tuyển”, người phụ trách chuyên mục việc làm của Chợ Tốt thông tin.
Do tác động của Covid-19, thị trường lao động Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Quý 3/2021, Tổng cục Thống kê cho biết số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao vượt mốc 1,8 triệu, con số cao nhất trong vòng 10 năm qua. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, hiện có hơn 17,8% doanh nghiệp gặp tình trạng thiếu lao động.
Điều này dự báo sẽ có một làn sóng tìm việc làm lẫn tuyển dụng rất lớn sau khi các lệnh giãn cách được nới lỏng.
Muốn tạo được một nền tảng cung cấp lao động hiệu quả, bà Minh Ngọc cho rằng phải đầu tư vào công nghệ, dữ liệu số, mang đến giải pháp số hoá thông minh nhằm giảm lãng phí thời gian và nguồn lực trong suốt chu trình tuyển dụng và đảm bảo nguồn ứng viên dồi dào.
Hải Đăng
Đó là nhận định được Bộ trưởng Viễn thông và Xã hội thông tin Ecuador Vianna Maino chia sẻ tại phiên Hội nghị Bộ trưởng tối 13/10. Theo bà Vianna Maino, tỷ lệ sử dụng băng thông rộng tăng 1% giúp giảm 0,105% tỷ lệ thất nghiệp.