Chuyên gia thấy khó hiểu khi Hà Nội không cho 4 quận trung tâm cách ly F1 tại nhà_lich thi dau ngoai hang
Mới đây,êngiathấykhóhiểukhiHàNộikhôngchoquậntrungtâmcáchlyFtạinhàlich thi dau ngoai hang UBND TP Hà Nội đã chính thức ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cách ly y tế tại nhà cho đối tượng F1 (người tiếp xúc gần ca bệnh Covid-19).
Theo đó, F1 được cách ly tại nhà nếu gia đình đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị,… theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021. Trước khi ban hành quyết định cách ly, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn sẽ cử Tổ thẩm định xuống xác minh, đánh giá việc đảm bảo các yêu cầu này tại hộ gia đình.
Tuy nhiên, trong hướng dẫn của Hà Nội, phạm vi áp dụng cách ly tại nhà cho F1 là địa bàn toàn TP, trừ 4 quận trung tâm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Như vậy, F1 tại 4 quận này dù đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất vẫn không được cách ly tại nhà.
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng, đây là quy định có phần khó hiểu, chưa hợp lý. Theo ông, cách ly tại nhà là nhu cầu, mong muốn của đa số người dân nếu gia đình đáp ứng đủ các điều kiện như hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bởi vậy, Hà Nội nên giải thích rõ ràng cho người dân về lý do tại sao lại có sự khác biệt giữa quy định cách ly ở 4 quận trung tâm và các quận, huyện khác. “Theo quan điểm cá nhân của tôi, quyết định này chưa phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế, cũng không phù hợp với thực tế khi TP.HCM hay các tỉnh thành khác vẫn áp dụng cách ly F1 tại nhà ngay trong nội đô”, PGS Hùng nói.
PGS phân tích, về mặt chuyên môn, cách ly F1 tại nhà cần chú trọng nhất vào 3 vấn đề. Thứ nhất, xem xét kỹ việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn cho phép cách ly tại nhà.
Thứ hai, không để những người sống cùng nhà tiếp xúc gần F1 đang cách ly (trừ trường hợp F1 là trẻ em, người già, người có bệnh nền sẽ cần người chăm sóc và người chăm sóc được cách ly cùng).
Thứ ba, hạn chế người ở cùng nhà với F1 (nếu không cách ly cùng) đi ra ngoài khi không cần thiết; yêu cầu họ thực hiện nghiêm Thông điệp 5K và tất cả quy định phòng chống dịch. Không để người già, người có bệnh nền cần chăm sóc y tế ở cùng nhà với người cách ly vì đây là đối tượng nguy cơ cao diễn tiến nặng, tử vong khi mắc Covid-19.
“Quyết định có cho F1 cách ly tại nhà hay không cần xem xét kỹ nguy cơ lây nhiễm ở từng trường hợp cụ thể. Chủng Delta dễ lây nhiễm nhưng nếu đảm bảo được các hướng dẫn của Bộ Y tế, luôn giữ khoảng cách trên 2 mét, giữ cho nhà cửa thông thoáng,… thì nguy cơ lây nhiễm là rất khó, dù ở trong hay ngoài thành phố. Chúng ta kiểm soát nguy cơ lây nhiễm không có nghĩa là áp dụng một cách dập khuôn cho rất nhiều người theo địa giới hành chính như vậy”, PGS Hùng nêu quan điểm.
Về một số ý kiến cho rằng khu vực nội đô có nhiều chung cư tập trung đông dân, dễ lây nhiễm hơn nếu F1 không tuân thủ quy định phòng dịch nên cần “siết”, PGS Hùng cho rằng, thực tế bất kỳ khu vực nào cũng phải có sự giám sát chặt chẽ.
“Thậm chí, việc giám sát F1 ở các chung cư còn có nhiều thuận lợi hơn so với nhà mặt đất khi ngoài tổ Covid-19 cộng đồng, chính quyền địa phương, ở chung cư còn có cả hệ thống camera và nhân viên bảo vệ các toà nhà hỗ trợ công tác giám sát”, PGS nói.
Giám sát F1 cách ly tại nhà ở 1 chung cư quận Hà Đông, Hà Nội - Ảnh: Đình Hiếu |
Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng bày tỏ sự băn khoăn với quyết định không cho F1 ở 4 quận trung tâm được cách ly tại nhà của Hà Nội. Theo ông, quyết định trên không dựa trên một căn cứ khoa học hay chuyên môn rõ ràng nào mà có phần “cảm tính”.
“Người dân cách ly ngay tại nhà họ, điều quan trọng nhất là cân nhắc, xem xét từng gia đình, xem có đáp ứng đủ các điều kiện của Bộ Y tế hay không để đưa ra quyết định cách ly. Nội thành hay ngoại thành không có sự khác biệt bởi có những gia đình ở nội thành nhưng diện tích rất rộng, có những nhà ở ngoại thành diện tích lại nhỏ hẹp”, PGS Nga nói.
Ông nhấn mạnh, thực tế các ổ dịch lớn nhất của Hà Nội trước nay tập trung nhiều hơn ở ngoại thành. Bởi vậy, không thể khẳng định khu vực ngoại thành ít nguy cơ hơn các quận trung tâm.
“Tôi cho rằng nên bình đẳng tất cả mọi người, mọi vùng như nhau, theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế”, PGS Nga nêu ý kiến. Ông nhấn mạnh, thay vì phân chia địa giới hành chính khi áp dụng cách ly tại nhà, để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm, điều quan trọng nhất là giám sát người cách ly hiệu quả, khuyến cáo người dân tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch, nhất là thông điệp 5K.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Triều Dương
Hà Nội thêm 286 ca Covid-19, có 98 F0 trong cộng đồng
Sở Y tế Hà Nội ngày 22/11 công bố 286 trường hợp Covid-19 mới, gồm 98 ca cộng đồng, 163 người đã cách ly tập trung và 25 người ở khu vực phong tỏa.
相关文章
Vì sao Xuân Son được phẫu thuật tại Việt Nam?
Hé lộ lý do tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son được phẫu thuật tại Việt Nam thay vì đưa sang nước ng2025-01-12Đơn giản hóa thủ tục đề nghị miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 89 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cô2025-01-12Apple và Samsung đang khiến giá bán điện thoại cao cấp ngày càng đắt
Các mẫu smartphone cao cấp hiện đã vượt ngưỡng 20 triệu đồng, như Galaxy S8 Plus (20,49 triệu đồng)2025-01-12Liệu máy tính có thể mạnh lên mãi không?
TheoScienceABC,chiếc máy tính đầu tiên được sản xuất năm 1946 và nó to như một căn nhà. Nó được gọi2025-01-12Điều 230 được sửa đổi, hạn chế quyền miễn trừ của các mạng xã hội
Vừa qua, các nghị sĩ Mỹ và Bộ Tư pháp nước này đã công bố đề xuất nhằm giới hạn lại Điều 230 thuộc Đ2025-01-12Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Doanh nghiệp CNTT phải liên kết trong cách mạng công nghiệp 4.0
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2017 diễn ra ngày 6/9 tại Hà Nội, Phó Thủ tư2025-01-12
最新评论