Không muốn từ bỏ hoàn toàn Huawei
TheãkhổnglồcôngnghệHuaweiđangchiarẽkết quả bóng đá lyono trang Globe and Mail, dịch vụ tình báo và an ninh Canada (CSIS) khẳng định, muốn cấm sử dụng thiết bị Huawei trong các mạng 5G của Canada. Đổi lại, Trung tâm An ninh Truyền thông Canada (CSE) tin rằng, việc kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các thiết bị 5G do Huawei sản xuất sẽ cho phép loại bỏ các rủi ro bảo mật.
Liên minh “Five Eyes” đã diễn ra sự không đồng thuận |
Hiện tại, trong liên minh tình báo "Five Eyes", Australia và Mỹ đã quyết định cấm hoàn toàn thiết bị của Huawei. Những thành viên còn lại là Canada, Anh và New Zealand vẫn chưa quyết định. Washington nhiều lần tuyên bố, nếu một quốc gia nào đó không loại bỏ hoàn toàn thiết bị của Huawei hoặc một nhà sản xuất Trung Quốc khác khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông, Mỹ sẽ ngừng trao đổi thông tin tình báo nhạy cảm với quốc gia này, bất kể đó là đồng minh thân thiết và quan hệ chiến lược đến mức nào.
Trong khi đó, thực tế thiết bị Huawei hiện đã xuất hiện trong các mạng viễn thông thế hệ trước ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Mỹ. Do đó, nếu ở cấp quốc gia, quyết định từ bỏ Huawei được đưa ra, tất cả các nhà khai thác viễn thông phải xây dựng lại hoàn toàn cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, ngay cả các nhà khai thác viễn thông nhỏ của Mỹ, cung cấp dịch vụ ở các vùng nông thôn xa xôi cũng tỏ ra không hài lòng. Họ dựa vào thiết bị của Huawei vì giá rẻ. Và bây giờ, để xây dựng lại mạng lưới của mình, như tính toán từ Hiệp hội các nhà khai thác di động không dây nông thôn Mỹ, sẽ phải mất từ 800 triệu đến 1 tỷ USD chi phí và thời gian 2 năm.
Điều tương tự cũng áp dụng cho các nhà khai thác di động ở các quốc gia khác. Khi kêu gọi từ bỏ Huawei, Mỹ không đề nghị chia sẻ bất kỳ chi phí nào cho quyết định này. Trong khi đó, hai nhà khai thác di động lớn nhất ở Canada là Bell và Telus không muốn từ bỏ hoàn toàn Huawei, bởi lẽ họ sẽ phải chi hàng triệu USD để đáp ứng yêu cầu của Mỹ.
Ngược quan điểm với CSIS, Trung tâm An ninh Truyền thông Canada (CSE) cho rằng để đảm bảo an ninh thông tin, chỉ cần kiểm tra kỹ thiết bị Trung Quốc là đủ. Một sự từ chối trên cơ sở của nước xuất xứ sẽ không mang lại gì cho đất nước, ngoài chi phí vật chất và thời gian bổ sung.
Mỹ tiếp tục gia hạn thi hành lệnh cấm Huawei |
Sự không đồng thuận của "Five Eyes"
Từ những vấn đề trên, có thể thấy, trong liên minh “Five Eyes” đã diễn ra sự không đồng thuận. Mỹ được định hướng bởi các động cơ địa chính trị và ý thức hệ, nhưng đồng thời họ muốn chi phí cho quyết định của họ để những nước còn lại chi trả.
Zheng An’guang, chuyên gia tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh chia sẻ với trang Sputnik rằng, một cơ sở quan trọng của quyền bá chủ của Mỹ là hệ thống liên minh do Mỹ xây dựng, có các thành viên ở các khu vực khác nhau. Mỹ luôn là nhà lãnh đạo của các liên minh này, một quốc gia bá quyền, còn các quốc gia khác chỉ đơn giản là đối tác của Mỹ. Do đó, trong nhiều vấn đề, các nước này buộc phải tính đến lập trường của Mỹ, được hướng dẫn bởi các lợi ích của Mỹ.
"Nếu cho rằng tất cả các nước đó, theo hướng dẫn của Mỹ, từ bỏ thiết bị Huawei, họ sẽ tự mình phải chi trả tất cả các chi phí liên quan đến việc này. Từ quan điểm kinh tế, tôi nghĩ họ sẽ có rất nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, điều này khó có thể dẫn đến việc chia rẽ hoàn toàn”, ông Zheng An’guang bày tỏ quan điểm.
Đồng minh của Mỹ hiện phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn, đó là tiếp tục đi theo người cầm đầu hoặc tuân theo thực tế lợi ích của mình. Thật vậy, ngoài chi phí vật chất, việc từ bỏ Huawei có nghĩa là các quốc gia này có thể tụt hậu nghiêm trọng trong việc phát triển các mạng 5G.
Hiện tại, Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu thế giới về công nghệ 5G, sở hữu hơn một phần ba bằng sáng chế trong lĩnh vực này, trong khi đó, Mỹ thậm chí vẫn không quyết định phổ tần số tương lai cho 5G. Chính vì vậy, Mỹ không thể đưa ra các giải pháp thay thế sẵn sàng cho các đồng minh của họ.
Các đối tác trong liên minh “Five Eyes” và đồng minh truyền thống của Mỹ từ Tây Âu chưa vội vã đưa ra các quyết định khó chịu đối với chính mình. Anh đã nhiều lần chuyển thời điểm về quyết định với Huawei. Đức trong dự thảo yêu cầu bảo mật cho các mạng 5G không đưa ra điều khoản các hệ thống truyền thông chỉ được cung cấp từ các công ty đáng tin cậy. Điều này có thể được hiểu là từ chối việc cấm "gã khổng lồ" công nghệ Huawei truy cập vào thị trường. Italy cũng tuyên bố, không đồng ý với lời kêu gọi của Mỹ và lưu ý rằng, trong lĩnh vực viễn thông, họ sẽ chỉ tuân theo lợi ích quốc gia.
Theo TGVN/Sputnik
Nhà sáng lập Huawei cho biết hiện tại không có đàm phán trực tiếp nào với các công ty Mỹ, bởi "những người trung gian đến nói chuyện không nhất thiết phải đại diện cho các công ty lớn của Mỹ."
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)