Việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là bài học lớn đối với thắng lợi cuộc kháng chiến năm xưa,ứcmạnhđạiđoànkếtdântộctrongkhángchiếnchốngMỹcứunướbảng xếp hạng dortmund gặp rb leipzig mà nó vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cánh quân phía Đông Bắc của Quân giải phóng vượt xa lộ Biên Hòa, phát triển đánh thẳng về Sài Gòn sau khi tấn công tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Biên Hòa, tiêu diệt và làm tan rã Sở chỉ huy Quân đoàn 3 ngụy, Sư đoàn Bộ binh số 18, lực lượng lính thủy đánh bộ, lính nhảy dù, lính thiết giáp ngụy ở Long Bình.Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN
Cho đến nay, thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong “cuộc đụng đầu lịch sử” chống đế quốc Mỹ xâm lược vẫn là đề tài thu hút nhiều sự quan tâm, nghiên cứu từ giới báo chí, các nhà chính trị, quân sự, sử học... Thời gian trôi qua, chúng ta càng nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn về chiến công mang tầm vóc thời đại này. Nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2019), Thông tấn xã Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết: “Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” của phó giáo sư, tiến sỹ Hồ Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ (5/1954), thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Geneve (21/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, rút quân về nước. Nhưng ngay sau đó, đế quốc Mỹ tìm cách thay chân thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự phục vụ cho chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội đối lập nhau: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn nằm dưới sự cai trị của chủ nghĩa đế quốc, tay sai. Thông qua các hình thức viện trợ, Mỹ đã dựng lên chính quyền, quân đội Sài Gòn làm công cụ, ra sức đàn áp phong trào yêu nước của đồng bào miền Nam. Đặc biệt, từ năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh, quân một số nước đồng minh cùng nhiều loại vũ khí, trang bị cùng phương tiện chiến tranh hiện đại vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, đồng thời mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ra miền Bắc Việt Nam. Nhân dân ta phải đương đầu với kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn gấp nhiều lần (Mỹ đã chi cho cuộc chiến tranh Việt Nam 676 tỷ USD; huy động lúc cao nhất gần 55 vạn quân viễn chinh, 7 vạn đồng minh, trực tiếp chiến đấu và làm nòng cốt cho khoảng 1 triệu quân đội Sài Gòn; sử dụng 7,8 triệu tấn bom đạn - nhiều hơn lượng bom đạn trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó). Sau một thời gian tìm tòi, thể nghiệm về đường lối, trên tinh thần độc lập, tự chủ, vượt qua những tác động tiêu cực từ bối cảnh quốc tế, tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng nước nhà là: phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm thực hiện mục tiêu chung là giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tạo điều đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối này sau được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) chính thức thông qua, đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết của đồng bào cả nước, có ảnh hưởng quyết định đến thắng lợi cuối cùng của chiến tranh. Trên cơ sở đường lối kháng chiến đúng đắn, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Trung ương Đảng đề ra phương thức tập hợp quần chúng rất sáng tạo, đó là thành lập các mặt trận dân tộc thống nhất riêng phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở từng miền, lấy liên minh giai cấp công - nông làm nền tảng (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở miền Bắc; Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình... ở miền Nam). Tuy mục tiêu, cương lĩnh cụ thể không giống nhau, hình thức tổ chức cũng như cơ cấu, thành phần có nhiều điểm khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích tập hợp toàn dân thành một khối thống nhất theo tư tưởng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó cũng là cơ sở bảo đảm cho sự lãnh đạo vững bền của Đảng, đồng thời phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù. Chính Bộ Quốc phòng Mỹ sau này thừa nhận rằng nhờ chiến lược đoàn kết đa dạng, phía Việt Nam dân chủ cộng hòa đã nắm được các ngọn cờ dân tộc và chống thực dân, do đó Mỹ và chính phủ Việt Nam cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) chỉ còn lại có độc ngọn cờ chống cộng. Từ khối đại đoàn kết thống nhất, sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam được nhân lên gấp bội, biến thành hành động thực tiễn qua những phong trào thi đua sôi nổi khắp cả nước, diễn ra trong mọi hoàn cảnh ác liệt bởi chiến tranh. Điển hình như các phong trào: đơn vị vũ trang “Ba nhất,” thanh niên “Ba sẵn sàng,” phụ nữ “Ba đảm đang,” giáo viên và học sinh thi đua “Hai tốt,” thiếu niên nhi đồng “Làm nghìn việc tốt”... ở miền Bắc; các phong trào “Bám đất, giữ làng,” “Một tấc không đi, một li không dời,” “Thi đua giết giặc lập công,” “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”... ở miền Nam. Bằng sức mạnh đó, nhân dân miền Bắc vừa kiên cường chiến đấu, đánh bại hoàn toàn hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ trong những năm 1965-1968 và 1972-1973 (bắn rơi gần 4.000 máy bay các loại; bắn chìm, bắn cháy 268 tàu chiến, tàu biệt kích), vừa đẩy mạnh sản xuất, ra sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Toàn bộ cuộc chiến tranh, miền Bắc đã chuyển vào chiến trường hàng triệu tấn vật chất cùng hàng triệu thanh niên bổ sung cho lực lượng chiến đấu. Sự chi viện từ miền Bắc cho miền Nam không chỉ tạo nên sức mạnh, phục vụ tốt nhiệm vụ chiến đấu, mà còn đáp ứng yêu cầu xây dựng vùng giải phóng trên tất cả các mặt: kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế... và chuẩn bị cho việc tiếp quản vùng giải phóng khi chiến tranh kết thúc. Đó thực sự là một trong những biểu tượng rõ nét cho tình đoàn kết của nhân dân miền Bắc đối với miền Nam, tô đậm thêm sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Được miền Bắc tích cực chi viện, quân dân ta trên chiến trường miền Nam anh dũng đấu tranh, phối hợp cùng nhân dân hai nước bạn (Lào, Campuchia) lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của kẻ thù: “chiến tranh một phía” (1954-1960), “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), “chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), buộc chính phủ Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1/1973), rút hết quân viễn chinh về nước (3/1973), mở ra bước ngoặt mới cho kháng chiến. Đến cuối năm 1974, đầu năm 1975, chớp thời cơ chiến lược, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, đề ra “Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam”, ra lời kêu gọi động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền đẩy mạnh đấu tranh tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành toàn thắng. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc trụ sở Bộ Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975. Ảnh: TTXVN
Thực hiện quyết tâm Bộ Chính trị đề ra, cả dân tộc “ra quân” trong mùa Xuân 1975 lịch sử, mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3-3/4), tiếp đến là đòn tiến công giải phóng Huế-Đà Nẵng (từ ngày 26-29/3) và cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26-30/4). Sức mạnh đại đoàn kết từ hơn 20 năm được dồn lại cho thời khắc lịch sử này. Chỉ trong 55 ngày đêm, quân dân ta diệt, làm tan rã hơn 1,1 triệu quân địch, đập tan bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng thời kết thúc vẻ vang chặng đường 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975), mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam: cả nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả hợp thành bởi nhiều nhân tố, nhưng nhân tố quyết định nhất là chủ nghĩa yêu nước nồng nàn và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, đúng như Đại tướng Văn Tiến Dũng đã từng khẳng định với các nhà báo phương Tây (năm 1985): “Sức mạnh cách mạng là sức mạnh của cả một dân tộc vùng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình trong thời đại ngày nay. Và Ban lãnh đạo Việt Nam biết tổ chức khai thác, biết phát huy tất cả những sức mạnh đó để chiến thắng." Rọi chiếu vào sức mạnh đại đoàn kết của đối phương, bản thân người Mỹ cũng tự rút ra được nhiều bài học quý giá. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã gây ra sự chia rẽ nước Mỹ mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất kể từ sau cuộc nội chiến (1861-1865). Nhân dân trong nước phản đối, người lính ra trận thiếu động cơ, lý tưởng chiến đấu. Đó thực sự là những khó khăn to lớn, như tướng Mỹ Bruce Palmer thừa nhận: “Cuộc chiến tranh đã cho chúng ta (người Mỹ) thấy rằng, đất nước không thể tiến hành chiến tranh trong sự lạnh nhạt của dân chúng, gửi những chàng trai, cô gái đi chiến đấu trên chiến trường mà không có sự động viên của mọi người." Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam với đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975 trở thành một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Làm nên Chiến thắng lịch sử ấy, toàn thể nhân dân Việt Nam nêu cao tinh thần yêu nước đoàn kết một lòng xung quanh Đảng, bền tâm vững chí, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược vì nền tự do, độc lập và vẹn toàn sông núi, bờ cõi, biên cương... Việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là bài học lớn đối với thắng lợi cuộc kháng chiến năm xưa, mà nó vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay. Theo VIETNAM+ |