Trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam - EU (EVEF),ườngđạihọcBáchkhoaHàNộihướngnghiệpchosinhviênvềnănglượngtáitạhà nội vs thanh hóa Bách khoa Hà Nội là đại học duy nhất được chọn hợp tác triển khai gói hỗ trợ kỹ thuật với nguồn kinh phí lên tới hơn 3 tỷ đồng.
Trước đó, Viện Điện (Đại học Bách khoa Hà Nội) và đại diện Dự án đã có buổi ký kết triển khai gói hỗ trợ kỹ thuật - dự án "Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao kiến thức về tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện" ngày 14/10, nhằm nâng cao năng lực và kiến thức của giảng viên, sinh viên Viện Điện trong lĩnh vực Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng, qua đó cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường này tại Việt Nam.
Lễ ký kết triển khai dự án (Ảnh: GIZ) |
Phát biểu tại buổi lễ, PGS. Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường, khẳng định nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ năng lượng tái tạo là định hướng thứ hai trong bốn hướng nghiên cứu trọng tâm của Trường, và đang được triển khai rất mạnh mẽ. “Đây là tiền đề cho chiến lược phát triển của Viện Điện về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực mới nhưng rất quan trọng này”, PGS. Nguyễn Huy Phương, Viện trưởng Viện Điện, cho biết.
Thông qua dự án, giảng viên Viện Điện được đào tạo và tăng cường kỹ năng trong việc xây dựng và giảng dạy các bộ môn về Năng lượng tái tạo và Hiệu quả Năng lượng. Bên cạnh đó, dự án mong muốn nâng cao nhận thức của sinh viên Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội về lĩnh vực thông qua các hoạt động xây dựng mạng lưới và hướng nghiệp.
Các hoạt động dự kiến được thực hiện trong Dự án bao gồm đào tạo cho giảng viên và sinh viên Viện Điện; các khóa tập huấn tập trung về năng lượng tái tạo; hội chợ hướng nghiệp về Năng lượng tái tạo và Hiệu quả Năng lượng cho sinh viên và sinh viên sắp tốt nghiệp; và các đợt đào tạo thực địa về năng lượng tái tạo cho giảng viên và sinh viên Viện Điện. Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021.
Viện Điện thuộc ĐH Bách khoa Hà Nội, là một trong những cơ sở hàng đầu cung cấp những sinh viên tốt nghiệp có chứng chỉ và năng lực cho ngành điện trong 65 năm qua từ khi ngành điện Việt Nam mới phát triển. Để thích ứng với những thay đổi mới của ngành năng lượng, Viện Điện đang phát triển các môn học mới như lưới điện thông minh, tích hợp năng lượng tái tạo, năng lượng tái tạo, điều khiển hệ thống năng lượng tái tạo để đưa vào giảng dạy trong những năm học sắp tới.
“Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU” đồng tài trợ bởi Liên minh Châu Âu (EU) và Bộ Phát triển và Hợp tác Kinh tế CHLB Đức (BMZ), do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) triển khai dưới sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương. Dự án này sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết đối với việc giảm phát thải khí nhà kính có liên quan đến các hoạt động năng lượng trong bối cảnh các đóng góp do Quốc gia Tự quyết định của Việt Nam (NDCs).
Phong Vũ
Theo quy hoạch sự kiến đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng xuất khẩu năng lượng, đặc biệt phát triển mạnh điện gió và điện mặt trời.
相关文章:
相关推荐:
0.2922s , 7509.34375 kb
Copyright © 2025 Powered by Trường đại học Bách khoa Hà Nội hướng nghiệp cho sinh viên về năng lượng tái tạo_hà nội vs thanh hóa,Betway