Đượcthừa hưởng dòng máu yêu nước cách mạng của gia đình,ườichiếnsĩcáchmạngtàitríkiêncườkqbd hang 2 ha lan lại được nuôi dưỡng trênmảnh đất quê hương có bề dày truyền thống văn hiến, kiên cường bất khuất chốnggiặc ngoại xâm, tuổi thơ của đồng chí Võ Chí Công được rèn đúc trong các phongtrào đấu tranh yêu nước sục sôi chống Pháp ở Trung kỳ lúc đó và đã sớm trởthành một thanh niên yêu nước, giàu nhiệt huyết cách mạng.
Năm1932, khi mới 19 tuổi, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vàchỉ ít lâu sau đồng chí trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Đảng ởphủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Trongsuốt những năm hoạt động cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa, (trước Cách mạngTháng Tám 1945), đồng chí liên tục bám dân, trực tiếp lãnh đạo của các cấp bộĐảng địa phương, xây dựng và phát triển lực lượng quần chúng rộng khắp. Nhờ đó,hàng loạt cơ sở cách mạng và các tổ chức, đoàn thể yêu nước đã ra đời, tập hợpđược đông đảo lực lượng nhân dân tham gia, tạo nên phong trào cách mạng sôi nổitrong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939) trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam, ĐàNẵng, Quảng Ngãi và nhiều tỉnh khác ở miền Trung.
Năm1940, đồng chí trực tiếp đảm nhận cương vị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - một địabàn địch thường xuyên khủng bố, đánh phá ác liệt, nhưng với tinh thần khôngquản hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đồng chí thường xuyênđi sâu đi sát cơ sở, kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng. Giữa năm 1943, đồngchí bị mật thám Pháp bắt và bị đưa đi đày tại Buôn Mê Thuột với mức án 25 năm.Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), đồng chí được trả tự do, trở về quê nhàvà tham gia Ủy ban khởi nghĩa, lãnh đạo nhân dân giành chính quyền nhanh gọn ởQuảng Nam, Đà Nẵng. Ông chỉ có vài bộ comple mặc đi mặc lại khi ra chính trường
Vĩnh biệt người con kiên trung của dân tộc
Tại dinh Thống Nhất (TP.HCM), vĩnhbiệt nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và có lời chia buồn sâu sắcnhất đến toàn thể gia đình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xúc động ghi sổ tang:“Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đểlại niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào cả nước. Xin kính cẩnnghiêng mình trước anh linh đồng chí. Nguyện mãi học tập và noi theo tấm gươnghết lòng vì nước, vì dân của đồng chí”.
Đến viếng và chia buồn cùng gia quyến nguyên Chủ tịch Hộiđồng Nhà nước Võ Chí Công lần lượt có các đoàn: Chủ tịch nước do Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang dẫn đầu, Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫnđầu, Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, Ủy ban Trung ươngMTTQVN do Chủ tịch Huỳnh Đảm dẫn đầu. Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm chínhthức nước CHDCND Lào, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến viếng đồng chíVõ Chí Công.
Hôm qua (11-9), lễ viếng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nướcVõ Chí Công tiếp tục tổ chức trọng thể và kết thúc lúc 18 giờ cùng ngày tại 3nơi TP.HCM, Hà Nội và tỉnh Quảng Nam. Lễ truy điệu trọng thể và an táng nguyênChủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công sẽ được cử hành sáng nay (12-9) tạiTP.HCM. Cùng thời gian này sẽ diễn ra lễ truy điệu tại Hà Nội và tỉnh QuảngNam.
SauCách mạng Tháng Tám, đồng chí Võ Chí Công được phân công đảm trách nhiệm vụmới, là một trong những người lãnh đạo chủ chốt của Khu ủy Khu V, lãnh đạo nhândân Khu V kháng chiến chống Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Quân khu ủyKhu V, nhân dân các tỉnh duyên hải miền Trung đã kiên cường chiến đấu, chia lửavới chiến trường chính Điện Biên Phủ, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước,buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (7-1954), lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Đầunăm 1953, đồng chí Võ Chí Công được Trung ương triệu tập ra Việt Bắc tham dựHội nghị toàn quốc của Đảng để bàn về cải cách ruộng đất. Sau đó, đồng chí đượcgiữ lại ở miền Bắc tham gia công tác phát động quần chúng đấu tranh giảm tô,cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Với tư cách là người trong cuộc, đồngchí phê phán cách làm rập khuôn, giáo điều dựa vào kinh nghiệm nước ngoài mộtcách máy móc, dẫn đến những sai lầm, tổn thất cho cách mạng. Từ kinh nghiệm đauxót và bài học được rút ra, sau này cách mạng miền Nam đã tránh được nhiều tổnthất trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất và chính sách đối với nông dân ởvùng giải phóng.
Trongcuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Liên khu V bao gồm cả Nam Trung bộ và Tâynguyên là chiến trường khốc liệt. Lực lượng quân Mỹ và chư hầu có lúc tập trungtrên chiến trường này tới trên 22 vạn binh lính và sĩ quan, cùng với 17 vạnngụy quân và hàng vạn cảnh sát, dân vệ có vũ trang. Chúng tập trung đánh phá,càn quét, không từ một thủ đoạn dã man nào để xóa sổ các căn cứ cách mạng, lậpra “vành đai trắng” hòng ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho chiến trườngmiền Nam.
Trêncương vị Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu V, đồng chí Võ Chí Công đã bámtrụ kiên cường, tổ chức chỉ đạo quân và dân Khu V chiến đấu không lùi bước.Trong những ngày đen tối của cách mạng miền Nam, Trung ương Đảng đã nhận đượcnhững ý kiến nhận định, đánh giá sát thực về tình hình cách mạng miền Nam củađồng chí Võ Chí Công. Trên cơ sở ý kiến của đồng chí, cùng với bản Đề cương vềcách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn, Ban Chấp hành Trung ương đã xây dựngnên Nghị quyết 15 lịch sử, tạo ra phong trào “Đồng khởi”, mở đầu thời kỳ đấutranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng củakẻ thù ở miền Nam. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ khu V, trực tiếp là đồng chí VõChí Công - Bí thư Khu ủy, địa bàn khu V luôn đi đầu trong phong trào thi đuadiệt Mỹ, góp phần tạo thế đứng quan trọng của ta trên chiến trường miền Nam.
Trongcuộc đối đầu ác liệt giữa quân và dân các tỉnh miền Trung - Tây nguyên với lựclượng quân sự của Hoa Kỳ và bè lũ tay sai (có gần 40 vạn quân Mỹ - Nam TriềuTiên và quân Ngụy), quân và dân ta đã thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng vôsong. Mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng quê hương của đồng chí Võ Chí Công được tặngdanh hiệu “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Chúng ta đã làm thất bại mọimưu đồ chiến lược và chiến thuật của quân viễn chinh Hoa Kỳ, cho đến khi chúngphải chấp nhận ký Hiệp định Paris (1973), rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạotiền đề cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mùa Xuân 1975.
Saungày đất nước thống nhất, đồng chí Võ Chí Công được Đảng và Nhà nước phân cônggiữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách khối công - nông - ngư nghiệp. Đâylà công việc mới mẻ, phức tạp và nặng nề, nhưng với tác phong làm việc luôn đisâu đi sát cơ sở, đồng chí đã xuống nhiều địa phương như Vĩnh Phúc, Hà NamNinh... để tìm hiểu thực tiễn khó khăn, nhưng vấn đề về cơ chế “trói buộc” nôngdân, từ đó có những kiến nghị cụ thể với Trung ương, từng bước tháo gỡ, tạo đàcho việc hình thành tư tưởng “khoán” trong nông nghiệp, mở đầu cho thời kỳ đổimới diệu kỳ của đất nước. Với những cống hiến quan trọng đối với sự nghiệp cáchmạng Việt Nam, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VIII, đồng chí Võ Chí Côngđược bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Trêncương vị nguyên thủ quốc gia, đồng chí Võ Chí Công đã có sự chỉ đạo và hoạtđộng tích cực, hiệu quả trên lĩnh vực lập hiến và lập pháp, nhằm bổ sung, hoànthiện hệ thống Hiến pháp và luật pháp, tạo điều kiện thuận lợi về khung pháp lývà môi trường sản xuất cho công cuộc đổi mới của nhân dân ta thắng lợi.
Trêncương vị Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị,đồng chí đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hoàn thành việc sửa đổiHiến pháp 1980 thành Hiến pháp mới - Hiến pháp 1992, Hiến pháp của thời kỳ đổimới, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển.
Nhìnlại chặng đường hoạt động cách mạng gian khổ, nhưng vô cùng vẻ vang của đồngchí Võ Chí Công, Đảng ta và nhân dân ta rất tự hào, vì đã đào tạo, giáo dục vàbồi dưỡng được một đảng viên kiên trung cách mạng, một nhà cách mạng có nghịlực và bản lĩnh phi thường, nhà lãnh đạo đầy tài trí của cách mạng Việt Nam.Đồng chí Võ Chí Công với phẩm chất đạo đức trong sáng: Cần kiệm liêm chính, chícông vô tư, người lãnh đạo được nhân dân kính trọng, yêu mến, đã và sẽ mãi mãilà tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam về tinh thần trung thành với Tổquốc, tận tụy với công việc, suốt đời phấn đấu hy sinh phục vụ Tổ quốc, phục vụnhân dân.
PGS-TS Trần Minh Trưởng
(PhóViện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng)