Cuộc khảo sát được thực hiện trên 30.000 người đến từ các công ty của 31 quốc gia khác nhau,ềungườitrẻkiệtsứcmuốnbỏviệctrongđạidịti so nhat dựa trên dữ liệu của phần mềm 365 của Microsoft và mạng lưới tìm việc làm LinkedIn. Trong đó, 41% số người khảo sát muốn nghỉ việc.
Trong số những nhân viên gặp vấn đề trong công việc, Gen Z chiếm 60%, 54% là những người đã kết hôn, 67% vẫn còn độc thân, 56% là phụ nữ đã có con, 61% là nhân viên làm việc lâu năm và nhân viên mới làm việc chiếm 64%.
Làm việc quá sức đang trở thành một vấn nạn
Cuộc khảo sát gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng burnout - kiệt sức vì làm việc đang ngày càng lan rộng. 54% nhân viên trả lời họ đang phải làm việc quá sức và 39% lại “sức cùng lực kiệt” với công việc của mình.
Nhưng mong muốn được làm việc từ xa của người lao động giữa thời điểm dịch bệnh lại bị cấp trên xem nhẹ. Ban quản lý của các công ty này chính là những người trả lời rằng mình đang rất thành công, phát đạt trong bài khảo sát nói trên.
Nhiều nhân viên cho biết mình đang bị đẩy vào tình trạng kiệt sức trong công việc. Ảnh: The Prindle Post. |
“Ban lãnh đạo chưa thực sự thấu hiểu nhân viên”, Phó chủ tịch tập đoàn Microsoft, Jared Spataro cho biết. “61% lãnh đạo đều cho rằng mình đã thành công trong công việc, con số này lớn hơn 23% số nhân viên đang làm việc cho họ. Có nghĩa là chẳng có sự kết nối nào giữa cấp trên và cấp dưới cả. Và những người ngồi ở trên thì cứ tự mãn kiểu ‘Mình quá đỉnh!’”, Jared Spataro nói thêm.
Số liệu cho thấy những cuộc họp và hội thảo trực tuyến thông qua Microsoft Teams đang ngày càng nhiều nhưng đây cũng chính là minh chứng cho sự kiệt quệ của phía người lao động. Thời gian cho các cuộc họp trên Teams tăng lên gấp đôi so với trước đây, trung bình mỗi cuộc họp lại dài hơn 10 phút. Số tin nhắn trên ứng dụng Teams hàng tuần tăng 45% và 42% trong số đó là được gửi đi ngoài giờ làm việc.
“Giờ đây những giới hạn cá nhân đột nhiên biến mất - ‘sếp tôi tự cho mình đặc quyền réo tôi dậy lúc 7 giờ sáng và oanh tạc tin nhắn của tôi lúc 8-9 giờ tối.” Spataro chia sẻ. “Chúng tôi cho rằng mọi người nên nhận ra rằng con người làm việc hiệu quả nhất khi và chỉ khi có giờ giấc đàng hoàng.”
Gen Z và phái nữ là những người “đứng mũi chịu sào” đầu tiên
Đáng chú ý, theo khảo sát, các nhân viên thuộc Gen Z, ở độ tuổi từ 18-25 tuổi, lại là những người gặp nhiều bấp bênh nhất trong công việc. Bên cạnh đó, đa số phái nam đều gặp thuận lợi khi đi làm. Trong khi đó, phái nữ, dù là nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc với các đối tác bên ngoài hay là “ma mới” đều gặp phải rất nhiều khó khăn.
Gen Z vào đời giữa khủng hoảng nghề nghiệp sau đại dịch. Ảnh: AskMen. |
Lý do được đưa ra là bởi thế hệ Gen Z chỉ vừa mới “trải đời”, chưa có nhiều kinh nghiệm để ứng phó trong quá trình làm việc. Còn phụ nữ lại là những người phải gánh trên vai cả trách nhiệm công việc lẫn trách nhiệm trông con vì trường học thực hiện đóng cửa để chống dịch.
66% thế hệ Z được khảo sát cho biết họ đang phải vật lộn với công việc. Họ là những người chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 khi phải tìm kiếm động lực mới trong công việc và thiếu hụt cơ sở vật chất để xây dựng môi trường làm việc hiệu quả trong mùa dịch.
Làm việc trực tuyến trở thành một trong những giải pháp
Dù ở một số quốc gia, tình hình dịch bệnh đã có những dấu hiệu tốt, các doanh nghiệp vẫn đang dần chuyển hướng làm việc trực tuyến. Số lượng công việc trực tuyến được đăng tải trên LinkedIn tăng gấp 5 lần. Microsoft cũng cho biết đa số người lao động đều nộp đơn ứng tuyển vào các vị trí này.
Tuy nhiên, phương thức làm việc này lại dẫn đến sự thụt lùi trong mạng lưới kết nối trong công việc. Dữ liệu của Teams và email của Outlook giữa các phòng ban, nhóm nhân viên lớn đang sụt giảm và tương tác giữa các nhóm nhân viên nhỏ hơn lại dần tăng lên. Nhà sáng lập các ứng dụng trên đang lo lắng rằng xu hướng này sẽ ảnh hưởng đến tính sáng tạo đổi mới trong công việc.
73% nhân viên được khảo sát cho biết họ muốn được làm việc từ xa, trong khi đó, 67% lại muốn được gặp mặt trực tiếp đồng nghiệp của mình. Ảnh: MGA Blogs. |
Microsoft cho biết tập đoàn sẽ mở cửa lại trụ sở ở Redmond, Washington vào cuối tháng 3 để các nhân viên có nhu cầu có thể quay lại làm việc. Tuy nhiên, số lượng các phòng hội nghị có thể sử dụng vẫn còn hạn chế. Hãng phần mềm khổng lồ bậc nhất thế giới này còn khẳng định dù trụ sở đã quay lại làm việc, nhưng nhân viên hoàn toàn có thể làm việc tại nhà mà không cần xin phép.
Theo Zing/Bloomberg
Trí tuệ nhân tạo có khiến con người mất việc nhanh hơn?
Nhiều người vẫn còn chưa cảm nhận được rõ ràng sự xâm chiếm của AI (Artificial Intelligence), nhưng càng ngày trí tuệ nhân tạo càng nhúng sâu vào các lĩnh vực tưởng như chỉ dành cho con người.