Sau vài năm xuất hiện dưới dạng nguyên mẫu,ảmbiếnvântaysiêuâmlàgìƯuđiểmcủanókhitíchhợptrêtỷ lệ bóng đá kèo nhà cái phải tới nay công nghệ cảm biến vân tay siêu âm của Qualcomm mới thực sự chín muồi, định hình một cách rõ nét và nhiều người biết đến hơn trên thế hệ Galaxy S10/S10+. Vậy công nghệ này thực chất có sức mạnh như thế nào và ưu điểm ra sao khi được tích hợp trên Galaxy S10/S10+. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Hồi tháng 12/2018, Qualcomm lần đầu công bố cảm biến vân tay siêu âm 3D trong màn hình. Công nghệ này được áp dụng trên các thiết bị sử dụng chip Snapdragon 855 của hãng. Công nghệ vân tay siêu âm dưới màn hình có những ưu và nhược điểm riêng riêng so với công nghệ quét vân tay điện dung truyền thống hoặc cảm biến vân tay quang học dưới màn hình. Theo Android Authority, cảm biến vân tay siêu âm 3D dưới màn hình của Qualcomm hoạt động dựa trên Sense ID. Đây là công nghệ cảm biến vân tay siêu âm ra mắt vào năm 2015 và từng được được áp dụng lần đầu tiên trên nhiều mẫu smartphone như Mi 5s, Mi 5s Plus trước đây của Xiaomi. Thay vì sử dụng hình ảnh hoặc điện dung, công nghệ cảm biến vân tay siêu âm sẽ sử dụng âm thanh siêu âm tần số cao. Bạn thậm chí có thể nghe thấy được cả âm thanh đó. Những sóng âm này có nhiệm vụ ghi lại các chi tiết dấu vân tay của người dùng. Bạn không cần phải vuốt mà chỉ cần chạm ngón tay vào cảm biến để quét dấu vân tay. Hệ thống nhận diện vân tay gồm máy phát và thu tín hiệu. Khi một xung siêu âm được truyền đến ngón tay lúc bạn đặt lên cảm biến, áp lực từ các xung này sẽ bị ngón tay hấp thụ và một số chúng phản hồi trở lại cảm biến. Các xung siêu âm phản hồi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về đường vân và nhiều chi tiết khác để phục vụ xây dựng bản đồ đường vân và rãnh trên dấu vân tay. Sẽ không có một chiếc micro nào có nhiệm vụ nghe những tín hiệu phản hồi này. Thay vào đó hệ thống sẽ sử dụng một cảm biến có khả năng phát hiện các ứng suất cơ học nhằm tính toán cường độ xung siêu âm tại các điểm khác nhau trên máy quét. Nếu được quét trong thời gian dài, hệ thống này sẽ liên tục thu thập dữ liệu vân tay và học hỏi, từ đó tái tạo và nhận diện vân tay 3D ngày càng chính xác hơn. Qualcomm cho biết, độ trễ của công nghệ cảm biến vân tay siêu âm 3D chỉ khoảng 250 mili giây, tương đương với máy quét dùng vân tay điện dung. Cảm biến có tỷ lệ lỗi khá thấp, chỉ khoảng 1%, gần như tương đương với nhiều máy quét khác. Công nghệ vân tay siêu âm hoạt động rất khác so với cảm biến vân tay điện dung. Bởi nó không dùng hình ảnh 2D với độ chi tiết thấp mà sử dụng hình ảnh 3D khó giả mạo và đánh lừa hơn. Hơn hết tốc độ nhận diện cũng nhanh hơn rất nhiều. Thậm chí cảm biến vân tay siêu âm còn an toàn hơn nhiều so với cảm biến vân tay quang học dùng ánh sáng chiếu lên màn hình để nhận diện vân tay. Loại công nghệ này dễ bị đánh lừa bởi hình ảnh 2D. Những model sử dụng cảm biến vân tay quang học có thể kể đến như OnePlus 6T, Huawei Mate 20 Pro hay Vivo X20 Plus USD. Một lợi ích khác của công nghệ cảm biến vân tay siêu âm là việc nó có thể hoạt động tốt và ổn định dù vật liệu che phủ là nhựa, thủy tinh hay nhôm. Cảm biến này chỉ dày khoảng 0,15mm và có thể quét qua lớp kính có độ dày 800 µm và nhôm là 650 µm. Nhờ vậy cảm biến này có thể tích hợp trong lớp vỏ máy hoặc dưới màn hình, qua đó giúp thân máy mỏng hơn đáng kể. Do cảm biến sử dụng sóng siêu âm nên nó cũng có thể ứng dụng để làm máy theo dõi nhịp tim hay lưu lượng máu. Bên cạnh đó, cảm biến vân tay không nằm ở bên ngoài nên cũng ít chịu tác động của điều kiện thời tiết và môi trường, ví dụ như mồ hôi, hơi ẩm, vết bẩn hay vết xước. Cuối cùng cảm biến vân tay dưới màn hình trên Galaxy S10/S10+ sẽ cho phép bạn có thể thoải mái xác thực vân tay ở khoảng 1/3 màn hình phía dưới. Nói cách khác, bạn sẽ không cần phải căn vị trí của vân tay như cảm biến vân tay quang học dưới màn hình. Bạn cũng có thể sử dụng cảm biến vân tay ngay cả khi màn hình đã tắt. Sau khi thu thập được thông tin vân tay, hệ thống sẽ còn phải làm việc với dữ liệu để đảm bảo giữ an toàn thông tin cho người dùng. Giống như tất cả hệ thống bảo mật sinh trắc học khác, xử lý và bảo mật thông tin cá nhân nhạy cảm là nhiệm vụ tối quan trọng. Bộ xử lý của Qualcomm tích hợp các công cụ bảo mật chuyên dụng có nhiệm vụ lưu trữ các dữ liệu nhạy cảm. Ngoài ra, các thiết lập trong hệ thống của Qualcomm cũng hỗ trợ giao thức của Liên minh nhận dạng trực tuyến nhanh (FIDO), cho phép người dùng có thể xác thực nhanh nhiều dịch vụ trực tuyến mà không tới mật khẩu. FIDO cũng cam kết không chuyển bất cứ thông tin dấu vân tay bí mật nào lên đám mây hoặc thông qua mạng, khiến người dùng gặp nguy hiểm. Từ những ưu điểm đã được chia sẻ ở trên, có thể thấy cảm biến vân tay siêu âm 3D của Qualcomm sẽ sớm trở thành một xu hướng mới thay thế cho cảm biến vân tay điện dung hay quang học trong tương lai gần. Rất có thể trong năm 2019 này, chúng ta sẽ thấy có thêm nhiều mẫu smartphone khác trang bị cảm biến vân tay siêu âm 3D dưới màn hình. |