| Nhân viên làm việc tại trung tâm fulfillment của Amazon ngày 21/6. (Ảnh: Bloomberg) |
Nghị sỹ Pramila Jayapal trình dự luật nhằm ngăn chặn Amazon lôi kéo người bán hàng sử dụng dịch vụ logistics của mình để đổi lấy ưu đãi trên sàn thương mại điện tử. Hiện nay,óthểbịépbánbộphậsoi kèo goc gần 85% người bán hàng lớn nhất của Amazon đang dùng dịch vụ fulfillment (hoàn tất đơn hàng) của sàn này, trả phí để lưu trữ kho bãi, đóng gói và vận chuyển sản phẩm. Dự luật của bà Jayapill trình lên hôm 11/6 và sẽ được Ủy ban Hạ viện Mỹ đặc trách về Tư pháp xem xét cùng với 5 dự luật cải cách chống độc quyền khác vào ngày 23/6. Dù dự luật có thể không bao giờ được thông qua song đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy các nhà lập pháp đang sẵn sàng kìm chế sức mạnh thị trường của Amazon, gã khổng lồ thương mại điện tử của nước Mỹ. Năm nay, người dân Mỹ đã chi 386 tỷ USD cho Amazon, tương ứng mỗi USD chi tiêu trên mạng có 41 cent đổ về Amazon. Cam kết giao hàng nhanh giúp Amazon thống trị thị trường bán lẻ trực tuyến Mỹ. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ năm 2020, bộ phận logistics của Amazon có thể trị giá 230 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn cả Coca Cola. Theo dự luật, các nền tảng thống trị như Amazon phải thoái vốn khỏi các mảng kinh doanh, chẳng hạn fulfillment vì nó cho phép họ ưu tiên dịch vụ riêng của mình. Nhiều người bán hàng khác cho biết họ không có lựa chọn nào ngoài sử dụng dịch vụ fulfillment của Amazon để bán được sản phẩm. Tăng trưởng nhanh chóng của Amazon trong ngành logistics còn đe dọa các hãng chuyển phát truyền thống như UPS, FedEx. Amazon cũng dần giảm lệ thuộc vào Bưu chính Mỹ. Hơn một nửa sản phẩm bán trên Amazon đến từ các nhà bán hàng độc lập. Họ sẽ trả phí cho mỗi giao dịch thành công. Họ có thể chọn tự đóng gói và giao hàng nhưng một số người cho biết khi dùng dịch vụ Amazon, họ sẽ có chỗ đẹp hơn trên sàn, tăng doanh số, doanh thu từ dịch vụ người bán bên thứ ba của Amazon, bao gồm hoa hồng và logistics, vượt 80 tỷ USD năm 2020, cao gần gấp đôi doanh thu từ bộ phận điện toán đám mây Amazon Web Services. Du Lam (Theo Bloomberg) Đức điều tra AppleApple là hãng công nghệ lớn thứ tư đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền tại Đức. |