Theửađầuvớinhữngsaisótngớngẩncủalàngsmartphonethếgiớkết quả trận đấu argentinao XDA-developers, vào năm ngoái, dường như tất cả các tai tiếng trong ngành smartphone đều tập trung vào một thương hiệu là Samsung: Samsung Galaxy Note 7 sẽ vẫn luôn là một trong những sai lầm tồi tệ nhất trong ngành công nghiệp này bất chấp sự hồi sinh của nó dưới cái tên mới Fan Edition sau gần một năm.
Mặc dù đã có rất nhiều ngòi bút chỉ trích hướng về thất bại của Samsung nhưng họ đã mặc kệ tất cả, vượt qua mọi tổn thương sau cú ngã đau đớn bằng sự thành công của Galaxy S8 năm nay. Nhiều người cho rằng sự vực dậy này có được là do họ có một trong những ngân sách tiếp thị lớn nhất trong ngành công nghiệp này, hay thậm chí là vì Samsung là cái tên lớn trong ngành, chỉ đứng sau Apple.
Trong năm 2017 không có vấn đề như Note 7, nhưng ta nên hiểu rằng, trong thời đại mà truyền thông ăn nên làm ra trên những sự thất bại, đổ vỡ của doanh nghiệp, những sai lầm nhỏ đôi khi lại bị xé ra to bởi internet.
OnePlus dường như có một mối quan hệ khá phức tạp đối với sự thành công, đôi khi là bạn, nhiều lúc lại thành thù. Bằng chứng là khi OnePlus One và OnePlus 3 (hoặc 3T) đều thành công khi vừa ra mắt, thì OnePlus 2 và hiện tại là OnePlus 5 lại đối nghịch hoàn toàn. May mắn thay, mặc dù OnePlus 2 là một thất bại trên nhiều phương diện (và hơn thế nữa), nhưng OnePlus 5 không phải là quá tệ. Tuy nhiên, do OnePlus là một thương hiệu đã trưởng thành trong suốt những năm qua và dần vươn ra thị trường cao cấp và cao giá, nên thiết bị mới nhất của họ sẽ nhận được và đáng được nhận sự kiểm tra một cách khắt khe hơn so với các sản phẩm trước.
Và lần này, thật không may cho OnePlus, sản phẩm mới này mắc khá nhiều lỗi nhỏ, tuy nhiên, như chúng ta đã biết, không gì có thể vượt qua đôi mắt và bàn phím của khách hàng cũng như những người bình luận trên internet. Ban đầu người ta phát hiện OnePlus 5 đã gian lận điểm benchmark, và sau đó chuyển sang vấn đề tương tự như vụ tai tiếng ăng ten của iPhone 4 hồi năm 2011, kiểu "hình như mình cầm điện thoại sai cách rồi thì phải" dẫn đến sóng 5GHz WiFi đột ngột biến mất khi tay người dùng che mất góc trên bên phải của máy. Thử nghiệm của XDAcũng xác nhận vấn đề này.
OnePlus hầu như không có thời gian nghỉ ngơi trước khi các sản phẩm mới được tung ra, đồng nghĩa với việc không có thời gian chuẩn bị cũng như cải tiến một số phần cứng, và trong đó có hiển thị. Màn hình của máy bị xoay rất kỳ quặc, gây ra hiệu ứng bị bóp méo và cả hiệu ứng Jelly, mặc dù không phải ai cũng gặp những vấn đề này hoặc bị ảnh hưởng bởi nó, nhưng nó thực sự gây rất nhiều phiền nhiễu cho người dùng. Và cuối cùng, trong tuần này thông tin rằng OnePlus 5 không thể gọi các dịch vụ khẩn cấp ở Hoa Kỳ đã xuất hiện và nhanh chóng bị chỉ trích trên Reddit, đứng vị trị thứ 9 những tin được quan tâm nhiều nhất trên internet. Mặc dù vấn đề này cũng xảy ra với các điện thoại khác nhưng thương hiệu bị thiệt hại lớn nhất vẫn là OnePlus, và như chúng ta đã nói ngay từ đầu, có thể nó sẽ bị khuếch đại lên như sự cố Note 7, và mọi sự chỉ trích sẽ có xu hướng nhắm vào công ty do các cuộc tranh luận gần đây.
Mặc dù vậy, OnePlus vẫn đang làm mọi thứ tồi tệ hơn, hỗ trợ OnePlus trở nên thờ ơ hơn bao giờ hết, thậm chí điều này còn thúc đẩy một số người dùng tạo ra các chương trình troll trên Twitter, nó tự cập nhật mọi dòng tweet OnePlus gửi đi nhưng dưới dạng đảo ngược mọi thứ (troll màn hình của máy bị đảo ngược).
Mọi người đều ghét quảng cáo. Chúng ta rất ghét khi thấy nó trên truyền hình nhà mình, đó là lí do DVR ra đời. Chúng ta ghét thấy quảng cáo trên trang web mình đang xem, đó là lí do trình chặn quảng cáo ra đời. Còn trên điện thoại? Chúng ta gỡ bỏ các ứng dụng, root Android, hoặc jailbreak iPhone… và thậm chí là sử dụng các trình duyệt của Samsung.
(责任编辑:Cúp C1)