Nội dung thỏa thuận kêu gọi "chuyển dịch khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng theo cách công bằng, có trật tự và hợp lý... để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 phù hợp với khoa học".
Thỏa thuận này cũng kêu gọi tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030, tăng tốc giảm sử dụng than và đẩy nhanh nghiên cứu các công nghệ (như thu hồi và lưu trữ carbon) có thể làm sạch các ngành công nghiệp khó khử cacbon.
Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber gọi thỏa thuận này là "lịch sử" nhưng nhấn mạnh rằng thành công thực sự của thỏa thuận nằm ở khâu thực hiện.
"Chúng ta phải thực hiện các bước cần thiết để biến thỏa thuận này thành hành động thực chất", ông nói với phiên họp toàn thể tại hội nghị thượng đỉnh COP28.
Các nước đạt được thỏa thuận trên tại Dubai sau 2 tuần đàm phán cam go nhằm gửi đi tín hiệu mạnh mẽ tới giới đầu tư và giới hoạch định chính sách rằng, thế giới nhất trí muốn từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Một số quốc gia tán thưởng thỏa thuận này vì nó đã làm được điều khó thực hiện trong quá trình đàm phán khí hậu nhiều thập kỷ qua.
Hơn 100 quốc gia muốn nội dung thỏa thuận có từ ngữ mạnh mẽ kêu gọi "loại bỏ" việc sử dụng dầu, khí đốt và than đá. Nhưng điều này vấp phải sự phản đối từ nhóm sản xuất dầu OPEC, tổ chức cho rằng thế giới có thể cắt giảm khí thải mà không loại bỏ các loại nhiên liệu cụ thể.
Các nhà sản xuất dầu lập luận rằng nhiên liệu hóa thạch có thể không gây ra tác động tới khí hậu nếu sử dụng công nghệ có thể thu giữ và lưu trữ lượng khí thải carbon dioxide. Tuy nhiên, công nghệ thu hồi carbon rất tốn kém và vẫn chưa được chứng minh trên quy mô lớn, theo Reuters.
Sau khi thỏa thuận đã được ký kết, các quốc gia có trách nhiệm thực hiện nó thông qua chính sách và đầu tư quốc gia.
Tại Mỹ, nước phát thải khí nhà kính lớn nhất trong lịch sử, các đời chính quyền quan tâm đến khí hậu vẫn thường phải chật vật khi cố gắng vận động thông qua các đạo luật tuân thủ cam kết chống biến đổi khí hậu của nước này.
Trên lĩnh vực này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giành được chiến thắng lớn vào năm ngoái khi thông qua Đạo luật Giảm lạm phát, cung cấp hàng trăm tỷ USD trợ cấp cho xe điện, gió, năng lượng mặt trời và các công nghệ năng lượng sạch khác.
Thái độ ủng hộ ngày càng lớn đối với năng lượng tái tạo và xe điện trên khắp thế giới, cùng với tiến triển công nghệ, chi phí giảm và đầu tư tư nhân ngày càng tăng, đã thúc đẩy mức tăng trưởng nhanh chóng trong ngành này.
Dù vậy, dầu, khí đốt và than đá vẫn chiếm khoảng 80% năng lượng của thế giới.
Theo Reuters, Nikkei相关文章:
相关推荐:
1.8059s , 7177.4296875 kb
Copyright © 2025 Powered by COP28 đạt thỏa thuận lịch sử, các nước hứa giảm dùng dầu mỏ_hạng 2 nga,Betway